Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật

6 years ago

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2006 đạt 5,834 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Vinatex chiếm trên 1,7 tỷ USD. Nhưng do chủ yếu làm gia công sử dụng nhiều nguyên phụ liệu nhập khẩu nên kim ngạch nhập khẩu của ngành dệt may cũngxấp xỉ kim ngạch xuất khẩu (khoảng 5,65 tỷ USD). Trong đó, nhập vải 52%, nguyên phụ liệu 34%, sợi 10%, bông xơ 4%. Xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật năm 2006 có mức tăng trưởng khá khiêm tốn: 3,93% và đạt kim ngạch 627,632 triệu USD. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản hiện chiếm tỷ trọng 10,76% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật dường như có xu hướng chững lại từ năm 2001. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giảm 18,6% so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 giảm 4% so với năm 2002. Tuy nhiên xuất khẩu có xu hướng phục hồi từ năm 2004, nhưng mức độ tăng trưởng xuất khẩu còn thấp, mức tăng trưởng năm 2006 là 3,93%. Thị trường Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch dệt may lớn nhất thế giới nhưng tính chất cạnh tranh rất cao. Hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Nhật Bản phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và nhiều nước khác.

Các mặt hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật được chia làm 2 nhóm

– Hàng may mặc dệt kim (có mã HS là 61)- còn gọi là hàng dệt kim.

– Hàng may mặc từ vải dệt, trừ hàng dệt kim hoặc móc (có mã HS là 62) – còn gọi là hàng dệt thoi. Các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản rất đa dạng, nhưng trong mỗi nhóm hàng dệt kim và dệt thoi có 5 nhóm hàng chính có kim ngạch xuất khẩu lớn (phân theo mã HS) Với hàng dệt kim, các nhóm hàng sau có kim ngạch xuất khẩu lớn:

– Nhóm hàng có mã HS 6105: áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai.

– Nhóm hàng có mã HS 6108: đồ lót, áo ngủ, bộ pyjama, áo mỏng mặc trong nhà, áo choàng tắm, áo khoác ngoài mặc trong nhàdùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.

– Nhóm hàng có mã HS 6109: áo T-Shirt, áo may ô và các loại áo lót khác. – Nhóm hàng có mã HS 6110: áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy (Cardigans), gi-lê và các mặt hàng tương tự.

– Nhóm hàng có mã số HS 6111: Quần tất, quần áo nịt, bít tất dài Kim ngạch xuất khẩu của 5 nhóm hàng trên chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt kim của Việt Nam ( Với hàng dệt thoi, các nhóm hàng sau có kim ngạch xuất khẩu lớn:

– Nhóm hàng có mã số HS 6201: các loại áo khoác ngoài, áo jacket chống gió dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.

– Nhóm hàng có mã số HS 6203: Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, quần dài dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.

– Nhóm hàng có mã số HS 6204: Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, áo váy dài, váy, quần dài dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.

– Nhóm hàng có mã số HS 6211: Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi.

– Nhóm hàng có mã số HS 6212: Áo lót, quần gen, bít tất. Kim ngạch xuất khẩu của 5 nhóm hàng trên chiếm đến trên 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt thoi của Việt Nam

admin