Bộ máy đảm nhận xuất khẩu lao động của huyện Kinh Môn

5 years ago

Bộ máy đảm nhận xuất khẩu lao động của huyện Kinh Môn

Trong những năm vừa qua, việc lao động đi xuất khẩu ở huyện Kinh Môn đã có sự thay đổi về quy mô cũng như hình thức xuất khẩu.

Trước đây, người lao động đi xuất khẩu thường qua môi giới, hoặc qua các công ty xuất khẩu lao động, nhưng đã có không ít người lao động bị lừa, vì các công ty này không có giấy phép của nhà nước về quyền được xuất khẩu lao động. Chính vì những hiện tượng trên mà Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo xuống các cấp, các ngành, địa phương thành lập Ban chỉ đạo ( BCĐ) về xuất khẩu lao động nhằm giúp người lao động yên tâm hơn trong quá trình tham gia đi xuất khẩu cũng như những quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tại nước bạn.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của Sở lao động tỉnh Hải Dương về việc thành lập BCĐ xuất khẩu lao động, nên Huyện Kinh Môn đã thành lập một bộ máy đảm nhận việc xuất khẩu lao động. Đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập BCĐ về xuất khẩu lao động, tạo tành một khối liên kết chặt chẽ.

Với lực lượng lao động trong huyện là 91.514 lao động năm 2003 chiếm tỷ lệ 55,61% trong tổng số dân trong huyện là 164.569 người. Thêm vào đó, trong những năm vừa qua cũng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Huyện kinh Môn nói riêng. Lực lượng lao động của huyện cũng cũng có bước chuyển đổi rõ nét. Lao động công nghiệp chiếm 50,42%, lao động phổ thông chiếm 14,48%, còn lao động khác chiếm tỷ lệ 35,1%. Chính vì vậy, dựa vào tiềm năng về lao động cho nên Sở lao động TBXH tỉnh đã phân công cho các công ty xuất khẩu lao động về các huyện để tuyển chọn, từ đó giúp các công ty xuất khẩu lao động tuyển được lao động có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu của bên nhận lao động xuất khẩu.

Với những chức năng của BCĐ là tuyển chọn lao động, hướng dẫn lao động làm các thủ tục như vay vốn ngân hàng, khám sức khoẻ, làm hộ chiếu cũng như tuyên truyền sâu rộng đến người lao động, nhằm giúp người lao động hiểi rõ hơn lợi ích của việc xuất khẩu lao động như giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo… Đồng thời, qua việc tuyên truyền này giúp người lao động tránh được những rủi ro không đáng có gây thiệt hại đến người lao động như hiện tượng lừa đảo, hay việc lao động đi xuất khẩu thông qua môi giới.

Để thực hiện được các chức năng nhiệm vụ đó BCĐ đã phân công rõ ràng các vị trí trong BCĐ gồm : Trưởng ban, Phó ban, Phó ban thường trực, Các uỷ viên.

 

Định hướng cho học sinh theo nghề nhân sự?

Hiện nay có rất nhiều học sinh lớp 12 muốn theo nghề nhân sự, nhưng việc định hướng nghề nghiệp tại các trường chưa được chú trọng, các thầy cô cũng chưa theo sâu sát với những định hướn của học sinh. Để làm được điều đó thầy cô cần:

– Nhận thức về các nghề của học sinh: giúp học sinh hiểu rõ về nghề nghiệp mà mình lựa chọn, nhận thức được những yêu cầu của nghề, từ đó học sinh tự nhận biết được bản thân có phù hợp với nghề định chọn hay không.
– Chỉ ra động cơ chọn nghề của học sinh: giúp học sinh hiểu rõ động cơ của việc chọn nghề có xuất phát từ chính bản thân học sinh hay từ phía bean ngoài để các em hiểu và có thái độ tích cực trong việc chọn nghề.
– Sự phù hợp giữa năng lực với nghề định chọn của học sinh. Ví dụ: Học sinh A phù hợp với nghề giáo viên hơn là nhân sự…nếu thầy cô hiểu đúng năng lực thì tư vấn được nghề phù hợp khả năng của các em.

.

admin