Trong từng giai đoạn phát triển trẻ sẽ dần hình thành hệ thống ngôn ngữ từ đơn giản đến phức tạp. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong 6 năm đầu đời đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nhân cách, tư duy của trẻ. Do đó các bậc phụ huynh nên quan tâm trong quá trình giáo dục mầm non của trẻ nhỏ. Tùy vào từng độ tuổi mà trẻ tiếp nhận thông tin khác nhau. Hiểu được vấn đề này bài viết dưới đây mình sẽ giới thiệu biện pháp giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.
Trong giai đoạn này, trẻ đã có thể hiểu và bập bẹ tập nói những từ hoặc cụm từ đơn giản hay gọi tên các đồ vật đơn giản xung quanh trẻ. Chính vì thế tại các trường mầm non, cô giáo đã bắt đầu dạy trẻ tập nói hay những bài hát đơn giản.
>>> Tìm hiểu: Chương trình học mầm non tại trường quốc tế Việt – Úc
Ở trẻ dưới 3 tuổi, bé rất thích nói chuyện và bắt chước theo lời nói và hành động của lớn rất nhanh. Do đó nên tập cho trẻ nói những từ đơn giản kèm theo hình ảnh mô tả cùng với những tính từ mô tả sự vật hiện tượng đó để tăng vốn từ cho trẻ.
Đặc biệt từ cách dạy trẻ thông qua màu sắc, đặc điểm của sự vật giúp trẻ nhìn thấy một cách trực quan bằng cách chạm vào. Chẳng hạn khi học từ “kẹo” hãy chỉ thêm cho trẻ từ “ngọt” hay để trẻ sờ vào, nếm thử. Ngoài gọi tên, cảm nhận bằng giác quan cũng có thể chỉ trẻ về màu sắc.
Với đặc điểm thích nói chuyện với đồ chơi, búp bê, bắt chước người lớn như làm bác sĩ, cô giáo,… Thế nên tại các trường mầm non thường có góc hoạt động với đồ chơi để trẻ tự do phát huy và kích thích khả năng ngôn ngữ.
Các hoạt động văn nghệ như múa hát, đọc thơ, kể truyện,… Giúp kích thích não trẻ rèn luyện khả năng nghe và phát âm. Bên cạnh đó tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, xếp hình,… trẻ được phát triển tư duy thông qua ngôn ngữ hình vẽ.
Bên cạnh các hoạt động trên lớp, các giáo viên luôn tạo điều kiện dẫn trẻ đi tham quan khuôn viên trường hay đi dã ngoại,… Đó là cơ hội trẻ tiếp nhận thêm thông tin xung quanh cuộc sống và tạo điều kiện biết thêm nhiều từ ngữ mới lạ.
Trong giai đoạn này, ngôn ngữ của trẻ đã có bước phát triển vượt bậc về từ vựng, cảm xúc. Bé đã nói được câu dài có ý nghĩa, làm chủ được từ ngữ và khả năng tư duy. Từ đây bố mẹ hay trường mầm non tọa điều kiện để thể hiện kỹ năng giao tiếp bằng cách hoạt động nhóm, đóng kịch, trao đổi,…
Với một kho từ vựng đã được tích lũy, trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy ngôn ngữ thông qua nghe hiểu trả lời câu hỏi trọn vẹn câu. Ở trường mầm non trẻ có điều kiện giao tiếp nhiều hơn với cô giáo, bạn bè, đây là cách nhanh nhất tăng khả năng tự tin giao tiếp của bé và sử dụng ngôn ngữ.
Ngoài ra các bậc phụ huynh hãy tập trẻ cách tâm sự, chia sẻ những câu chuyện hằng ngày ở trên trường để hiểu thêm về suy nghĩ từ đó có cách giải quyết các vấn đề của bé hay có phương pháp thay đổi giáo dục cho trẻ.
Bắt đầu từ 3 tuổi nên luyện tập kỹ năng đọc viết cho trẻ. Hãy để cảm nhận các hình ảnh, ký tự, chữ cái và biết dùng bút sao chép theo cách của bé. Các bố mẹ hay giáo viên có thể cho trẻ viết trên các chất liệu khác nhau giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn và nắm được trình tự viết chữ. Từ 4-6 tuổi trẻ bắt đầu tò mò về chữ cái, con số hãy để trẻ làm quen với các ký tự tự đọc và ghép câu hoàn chỉnh.
Khi tham gia hoạt động nhóm cùng bạn bè trẻ sẽ tự đưa lên ý tưởng, suy nghĩ hay giải pháp cho vấn đề. Bên cạnh đó trẻ học được cách thảo luận, thuyết phục để giải quyết tình huống. Ngoài hoạt động trong lớp, tham gia các hoạt động như đóng kịch, đóng vai,… là một hình thức trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp với bạn bè, không chỉ tạo sự thích thú mà dạy bé cách xử lý tình huống, học cách giúp đỡ người khác thông qua các các tình huống, vở kịch.
Những suy nghĩ sẽ được thể hiện thông qua ngôn ngữ. Chẳng hạn hoạt động lắp ghép mô hình, đất nặn sẽ dạy trẻ sử dụng những chất liệu này có thể kết nối các tấm bìa thông qua đó hướng suy nghĩ trẻ với hình ảnh thực tế như xi măng có thể kết nối các viên gạch chắc chắn dựng lên mô hình ngôi nhà. Việc tư duy hướng tới thực tế đẻ trẻ nhớ lâu và có kết nối với thực tế xung quanh.
Hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non ngôn ngữ cho trẻ, bố mẹ và nhà trường sẽ có biện pháp phù hợp với trẻ hay lựa chọn môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ tùy vào mỗi giai đoạn.
>>> Tham khảo: Học phí mầm non trường quốc tế Việt Úc (VAS)
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, trong giai đoạn này, các bé bắt đầu nhận thức rõ hơn…
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp trẻ phát triển…
Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc thường được…
Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên quan trọng.…
Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa…
Trong bối cảnh giáo dục ngày càng hội nhập toàn cầu, các trường phổ thông quốc tế đang trở thành…