Các hình thức xuất khẩu lao động
6 years ago
Chia theo hàng hóa sức lao động
– Xuất khẩu lao động có nghề: Là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoài làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phí để đào tạo nữa.
– Xuất khẩu lao động không có nghề: Là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những công việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phải tiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng.
Chia theo cách thức thực hiện
– Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các công ty cung ứng lao động trực tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở nước ngoài.
– Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về XKLĐ để thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước.
– XKLĐ tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước của người lao động