Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam – P2

5 years ago

 

Hiện nay ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông

và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40% [20]. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB)

trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94…

 

 

Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 22-26 (kết quả

điều tra năm 2010) là 1,644m, thấp nhất so với 13 quốc gia (trong khu vực Đông Nam Á và một số nước Châu Âu). Cụ thể: Chiều cao của nam thanh niên Thái Lan (nghiên cứu từ năm 1991-1995) đã là 1,675m, tại Hàn Quốc (năm 2006) là 1,739m. Chiều cao trung bình của nam thanh niên từ 17-25 tuổi (nghiên cứu từ năm 2005) của Singapore đã là 1,706m. Tại Trung Quốc, chiều cao trung bình của nam thanh niên từ 17-20 tuổi (kết quả nghiên cứu năm 2004) đã là 1,702m – cao hơn nhiều so với mức 1,644m của Việt Nam (đó là chưa kể đến việc các nghiên cứu của Việt Nam tiến hành muộn hơn

 

 

các nước này từ 5-6 năm). Đối với nữ, chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt

Nam cũng thấp nhất khu vực với mức 1,548m. Trong khi đó, tại Thái Lan là 1,573m; Hàn Quốc là 1,611m; Trung Quốc là 1,586m.

 

 

Nhìn chung, thể lực của lao động nước ta trong những năm vừa qua đã được cải

thiện, nhưng vẫn còn thấp so với các nước theo các chỉ số về nhân trắc (thấp, bé, nhẹ cân ¼) Do đó, rất khó khăn trong sử dụng và vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại, kích cỡ lớn, làm việc trong môi trường không thuận lợi (trên cao, dưới sâu¼) với cường độ lao động cao, điều kiện lao động nặng nhọc, gánh nặng thần kinh tâm lý lớn¼Đây là vấn đề hệ trọng của quốc gia trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực hướng vào cải thiện nòi giống qua từng thế hệ.

admin