Hạn chế trong việc quản lý lao động ở nước ngoài

5 years ago

Trước thực trạng chất lượng lao động VN có “vấn đề” như nêu trên, nhiều DN mới đưa lao động sang thị trường Trung Đông hoặc chuẩn bị bước chân vào đều có chung tâm lý rụt rè, ngán ngẩm. Họ có chung trăn trở là “DN thì cố mở thị trường còn người lao động thì lại phá”. Mới đây, Công ty Sovilaco và một số công ty khác đã bị đối tác hủy hợp đồng đưa hàng trăm lao động VN sang làm việc. Lý do là ở những nhà máy đó vừa xảy ra nhiều vụ việc lao động đánh nhau và hay ăn cắp. Một nguyên nhân khác khiến cho chất lượng lao động VN ở đây đáng báo động là có nhiều DNXKLĐ làm ăn theo kiểu chụp giựt. Họ tuyển lao động ồ ạt từ những vùng sâu, vùng xa nhưng thiếu trang bị kiến thức, giáo dục định hướng cho họ trước khi đi nước ngoài làm việc.

Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn diễn ra nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Ở một số thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao ( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi XKLĐ vẫn còn.

Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý, nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết.

admin