Hệ thống các nhà sản xuất và phân phối hàng may mặc tại Mỹ

5 years ago

  1. Kỹ nghệ bán lẻ

Kỹ nghệ bán lẻ hàng may mặc là ngành kỹ nghệ rất mạnh về tài chính và qui mô tổ chức. Các công ty kinh doanh bán lẻ hàng may mặc ở Mỹ được chia làm nhiều nhóm theo thứ tự giá cả mặt hàng như sau:

-Công ty chuyên doanh: các sản phẩm của các cửa hàng chuyên doanh có chất lượng cao, nhãn hiệu nổi tiếng và giá bán rất cao.

Công ty siêu thị (Department store): bán chủ yếu là quần áo và dụng cụ gia đình.

Công ty siêu thị bình dân (discount store): mô hình công ty này được tổ chức tương tự như loại hình công ty siêu thị nhưng quy mô rất lớn với doanh số bán hàng cũng rất lớn vì nó phục vụ cho mọi tầng lớp đại chúng

– Công ty bán hàng giảm giá (Off-price-store): mô hình công ty này được tổ chức tương tự như loại siêu thị bình dân nói trên nhưng giá rẻ hơn.

– Công ty bán hàng qua bưu điện, ty vi, catalogue, internet: là mô hình tổ chức giới thiệu sản phẩm qua catalogue, quảng cáo, tờ rơi, qua truyền hình, internet. Họ nhận đơn dặt hàng và giao nhận hàng hoá tận nhà qua bưu điện, điện thoại, internet, (ngày nay hình thức hoạt động này rất phát triển).

– Các cửa hàng bán lẻ khác, bao gồm: cửa hàng dụng cụ thể thao, tặng phẩm, du lịch…

Có thể nói sự hợp nhất của các nhà bán lẻ đã ảnh hưởng lớn đến các nhà sản xuất hàng may mặc, và khoảng 2/3 số lượng hàng may mặc hiện nay được bán qua 20 tập đoàn bán lẻ hàng đầu ở Mỹ.

b. Thị phần theo phương thức bán hàng may mặc.

– Hệ thống các cửa hàng chuyên doanh chiếm 24,9%.

– Các cửa hàng bán với số lượng lớn chiếm 21,0%.

– Hệ thống cửa hàng bách hoá chiến 17,9%.

– Hệ thống các cửa hàng mạng lưới chiếm 13,5%.

– Các cửa hàng giá rẻ chiếm 9,1%.

– Bán qua catalogue và internet chiếm 4,95%.

– Qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm chiếm 2,2%.

c. Kênh phân phối và tiêu thụ

Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Mỹ là các chuỗi cửa hàng bán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trong khi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22, 5 tỷ USD. Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lược tập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20-30 tuổi. Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số đối tượng riêng biệt như hàng thời trang cấp tiến hay các đối tượng tiêu dùng trẻ. Hiện chi tiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm 20% tổng mức chi tiêu cho hàng may mặc tại Mỹ.

Thị trường bán lẻ hàng may mặc tại Mỹ có xu hướng phân mảng khá rõ nét, năm nhà bán lẻ lớn nhất thế giới chiếm 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó GAP chiếm 12,1%; TJX chiếm 7,4%; limited Brands chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes chiếm 2%.

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua internet đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây theo các nhà phân tích, đến năm 2008, khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng.

admin