Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học: Kỹ năng sinh tồn

2 years ago

Làm thế nào để phân biệt các loại thức ăn có thể ăn được hay nổi trên mặt nước nếu chẳng may bị ngã xuống nước, cách đối phó với những kẻ nguy hiểm hay nên nhờ ai giúp đỡ khi bị lạc,… đều là những kỹ năng quan trọng cha mẹ cần dạy con. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học đặc biệt là kỹ năng sinh tồn mà trẻ cần được trang bị.

Tự cứu mình khỏi chết đuối

Nếu không may bị rơi xuống nước bản năng đầu tiên trẻ sẽ hoảng sợ và vùng vẫy điều này lại khiến cơ thể dễ chìm xuống nước hơn và rất nguy hiểm. Do đó ba mẹ nên dạy con kiểm soát lại cơn hoảng loạn và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Rồi dạy con những động tác cơ bản để cơ thể có thể nổi lên mặt nước như giữ thẳng lưng, tạo thành một đường thẳng với chân và khua nhẹ. Điều này có thể cứu mạng đứa trẻ.

Đốt lửa

Nếu không may bị lạc trong rừng, điều đầu tiên là phải biết đốt lửa để nấu chín thức ăn, sưởi ấm và tránh các con thú nguy hiểm,… Trước tiên,  hướng dẫn con lượm nhặt các miếng gỗ, cành củi khô, xếp củi theo cấu trúc khung chữ A và cuối cùng dạy con cách đánh diêm. Đây là một kỹ năng sinh tồn quan trọng nếu chẳng may bị lạc ở một nơi hoang dã.

Kỹ năng đốt lửa khi ở trong rừng

Kỹ năng đốt lửa khi ở trong rừng

>>> Đọc thêm: Dạy trẻ tiểu học kỹ năng sống tự lập hiệu quả

Phản ứng với trường hợp khẩn cấp

Có thể với lứa tuổi tiểu học khi gặp các trường hợp khẩn cấp nghiêm trọng, trẻ khó lòng biết phản ứng thế nào, nhưng với các tình huống đơn giản như bị té chảy máu thì nên biết làm gì hay biết dùng đá chườm khi bị thương và biết gọi người lớn giúp đỡ,…

Ví dụ khi xử lý vết thương chảy máu, hãy dạy con dùng lòng bàn tay đè lên vết thương trong khoảng 5 phút. Còn muốn giảm đau, con nên dùng khăn bọ đá lại và chườm xung quanh chết bầm tím hay vết sưng và không để quá 15-20 phút.

Giữ an toàn nếu bị lạc

Một trong những điều mà các gia đình đều có thể gặp phải là trẻ bị đi lạc. Nên ba mẹ cần chuẩn bị thông tin liên lạc và để trong ba lô, túi áo hoặc quần của con. Tiếp theo dạy con là nhớ số điện thoại của ba mẹ và đứng yên một chỗ dù bị lạc trong rừng hay nơi đông đúc.

Khi cắm trại trong rừng, trẻ có thể bị lạc vì chạy linh tinh và chơi đùa. Trong thời gian ở tại chỗ đợi ba mẹ tìm kiếm thì không nên ăn các thứ quả lạ, tránh xa cây cỏ, quả mọng, nấm vì chúng có thể có độc. Tìm kiếm nguồn nước gần đó, và sử dụng cây lá trải dưới đất để ngồi và nằm. Tốt nhất, ba mẹ nên để một số bánh kẹo, nước trong túi cho con khi đi ra ngoài.

Giữ mình an toàn trước động vật hoang dã

Tùy thuộc vào nơi sống thường xuất hiện những loài động vật nào, hãy dạy cho con kỹ năng đối phó với từng tình huống cơ bản. Không đưa tay, chân vào nơi không thể nhìn thấy và luôn đi giày, dép. Khi gặp phải các con vật lo lớn, nguy hiểm cần tìm chỗ nấp an toàn, chắc chắn đợi chúng bỏ đi thì nhanh chóng rời xa chỗ đó. 

Giữ bình tĩnh và lạc quan

Chắc chắn khi gặp tình huống nguy hiểm phản ứng đầu tiên của con người là hoảng sợ, không thể suy nghĩ được gì. Do đó ba mẹ cần dạy con luôn luôn bình tĩnh, một trong những cách tốt nhất là sử dụng kỹ thuật “thở sâu”, hít thật sâu và thở ra chậm. Tập luyện kỹ thuật này bằng cách cho trẻ thổi bong bóng. Nó buộc con phải hít thở sâu, dài và cẩn thận để tạo ra nhiều bong bóng nhất có thể.

Chọn quần áo phù hợp

Trước khi ra ngoài, tham gia hoạt động ngoài trười hay đường dài, hãy yêu cầu con tự chọn quần áo cho mình. Sau đó, ba mẹ sẽ thể đánh giá những gì con chọn, hỏi tại sao lại quyết định như vậy và góp ý, sửa cho con nếu cần thiết. Ngoài ra, đừng quên dạy con mang theo kem chống nắng hoặc kem chống muỗi. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen tốt khi lớn lên.

Học kỹ năng tự vệ

Ngày nay, xã hội luôn rình rập những mối đe dọa đến an toàn của con người. Vì vậy, để con an toàn và tự tin hơn, nên cho con tham gia các lớp học tự vệ cơ bản, học võ,… Đồng thời, điều này giúp trẻ tăng sức khỏe, bền bỉ, dẻo dai,…

Ra hiệu cầu cứu

Khi đi cắm trại, leo núi, những khu vực rộng lớn nên chuẩn bị cho trẻ một cái còi đeo trên người. Đây là một trong những cách tốt nhất giúp trẻ ra hiệu để được giúp đỡ. Tuy nhiên, cần dạy con đấy không phải là đồ chơi, không nên sử dụng khi không có lý do chính đáng. Cần có quy tắc giữa ba mẹ và con khi sử dụng còi ví dụ dạy con thổi ba lần, chờ một chút lại thổi ba lần nữa. Trẻ nên lặp lại cách này cho đến khi được tìm thấy.

Ra hiệu cầu cứu bằng còi

Ra hiệu cầu cứu bằng còi

Kết,

Trên đây là những kỹ năng sống cho trẻ tiểu học trong việc sinh tồn ở những nơi xa lạ, thiếu thốn lương thực, vật chất hay khi đi ra ngoài,… Hy vọng bài viết hữu ích đối với các bậc phụ huynh và các em để bảo vệ bản thân.

admin