Nền Giáo dục Nhật Bản sau năm 1945 và cuộc phát triển thần kỳ

5 years ago

 

Sau khi hoàn trả toàn bộ chủ quyền quốc gia vào năm 1952, nước Nhật ngay lập tức bắt đầu xoa dịu những thay đổi về giáo dục, nhằm phản chiếu ý tưởng của mình về cách dạy và cách quản lý giáo dục. Bộ Giáo dục thời hậu chiến đã giành lại rất nhiều quyền lực. Trường học được sàng lọc lại. Một khoá học đạo đức theo khuôn mẫu truyền thống được tổ chức mặc cho một vài sự phản đối, nó đã đem lại sự hồi phụ lòng tự trọng dân tộc của mỗi người dân trên đất nước mặt trời mọc này.

Sự lo lắng từ phía khuôn viên trường bị tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả làn sóng chống đối cuộc chiến tranh Việt Nam ở Nhật, tư tưởng khác nhau giữa những nhóm học sinh, những cuộc tranh luận về thành quả giáo dục cũng như là phương thức giáo dục, bạo lực học đường, và đôi khi là những xung đột thông thường ngay trong chính bản thân của hệ thống trường đại học.

Phản ứng của chính phủ với Luật Quản Lý Trường Đại Học trong năm 1969 và trong đầu những năm 70 thế kỉ 20, với hy vọng cải cách lại nền giáo dục. bộ luật mới cũng quản lý sự thành lập trường mới, lương giáo viên, và chương trình giảng dạy ở trường công lập của bị kiểm duyệt lại. Sự thành lập của những trường tư thục cũng bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng, và kì thi tham dự vào đại học được tổ chức theo mức chuẩn phổ biến trên toàn quốc (kì thi quốc gia). Trong suốt thời kì này, sự mâu thuẫn giữa chính phủ và hội nhà giáo cũng trở nên mạnh mẽ.

Mặc cho những thay đổi to lớn, toàn diện của giáo dục từ năm 1868 và đặc biệt là từ 1945, hệ thống giáo dục vẫn phản chiếu một chuẩn mực truyền thống lâu dài và tư tưởng triết học rằng: việc học và giáo dục là đáng quý và cần được theo đuổi một cách nghiêm túc, trong đó một nền giáo dục toàn diện cần phát triển đạo đức và nhân cách cho con người. Nhửng di sản từ thế hệ nhân tài của thời Minh Trị đã được sử dụng như là kết cấu tring tâm của nền giáo dục. Điều thú vị là người Nhật đã kết hợp mềm dẻo giữa tư tưởng hiện đại và phương pháp giảng dạy truyền thống trong việc cải tạo và phát triển lại hệ thống đương thời.

Mặc cho những thành công đáng ngưỡng mộ của hệ thống giáo dục từ thế chiến thứ II, những vấn đề vẫn tồn tại và ảnh hưởng cho đến những năm 80. Một vài sự khó khăn được nhận thấy bởi nyhững người quản lý trong và ngoài nước bao gồm tính thiếu mềm dẻo, sự đồng đều thái quá, thiếu sự lực chọn, ảnh hưởng quá mức của của kì thi đại học quốc gia, và hơn hết là bệnh thành tích trong giáo dục. Cũng có lòng tin rằng giáo dục phải có trách nhiệm đối với vấn đề cộng đồng, và vấn đề thiếu thực tế, hành vi, sự ôn hoà của một vài học sinh. Đáng lo nhất chính là giáo dục Nhật Bản phải có đáp ứng cho những nhu cầu xã hội do thách thức thay đổi của thế giới trong thế kỉ 21.

Năng động, sáng tạo, hoà đồng, quốc tế hoá cá tính, sự đa dạng hóa thậm chí đã trở thành khẩu hiệu quan trọng trong cuộc cải cách giáo dục toàn diện trong những năm 80, mặc dù chuỗi chủ đề đã gây được tiếng vang từ những năm 70. Sự đề suất và tiềm năng thay đổi của Nhật Bản trong những năm 80 đã mang một ý nghĩa to lớn và được so sánh với việc mở cửa cho người Tây phương vào thế kỉ 19.

Những sự lo ngại về cải cách giáo dục đạ được tìm thấy trong chuỗi báo cáo được công bố từ 1985 đến 1987 bởi Hội đồng Cải cách Giáo dục Quốc gia (được thành lập bởi thủ tướng chính phủ Yasuhiro Nakasone). Điểm chính trong những bản báo cáo cuối cùng trong phản ứng với quốc tế hoá giáo dục, công nghệ thông tin mới, phương tiện truyền thông, và tầm quan trọng của cá tính , việc học lâu dài, khả năng điểu chỉnh với sự thay đổi của xã hội. Để tìm ra hướng mới cho việc này, hội đồng đề nghị có 8 môn cụ thể gồm: Thiết kế giáo dục cho thế kỉ 21; tổ chức một hệ thống cho việc học suốt đời và giảm sự lo lắng trên phông nền riêng biệt của giáo dục; cải thiện và đa dạng hoá giáo dục cao cấp; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá giáo dục tiểu học và trung học; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng dạy; thích ứng với sự quốc tế hoá; thích ứng với thời đại thông tin; và xem lại cấu trúc giáo dục và tài chính và quản lý.

Những phần này phản chiếu sự cái cách của cả giáo dục và xã hội, trong cái nhìn gắn giáo dục với cộng đồng. Thậm chí vì sự tranh cải về vấn đề cải cách diễn ra, chính phủ nhanh chóng thay đổi công cụ trong hầu hết 8 mặt. Sự cải cách này vẫn đang được tiếp tục, và thậm chí hầu hết đã quên đi những việc được làm trong những năm 80, bao gồm cả những sự thay đổi còn dấu ấn cho đến ngày nay.

Chính những biến chuyển mạnh mẻ trong lịch sử, những thành tích kỳ diệu mà giáo dục Nhật Bản đạt được là sự cuốn hút với học sinh, sinh viên toàn thế giới đến với Nhật Bản.

admin