Những đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta

6 years ago

Hoạt động XKLĐ của nước ta trong thời gian qua, đã thu được những kết quả bước đầu tương đối tốt, cụ thể là:

Về vấn đề tạo việc làm

          Hàng năm, số người đến độ tuổi lao động ở nước ta là khoảng trên dưới 1 triệu người. Do nền sản xuất trong nước chưa phát triển và mức độ chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các vùng tương đối lớn, tình trạng thất nghiệp ở thành thị và bán thất nghiệp ở nông thôn còn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. XKLĐ đã góp phần giải quyết việc làm ngoài nước cho trên 40 vạn người (trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 20.000 người), góp phần tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước xấp xỉ 60 triệu USD trong đầu tư phát triển (theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, muốn tạo được một chỗ làm việc ổn định tại khu công nghiệp của nước ta, cần chi phí khoảng 1.000 USD). Trong những năm gần đây chúng ta đã đưa được khoảng 25.000 – 30.000 lao động mỗi năm, mặc dù chúng ta đưa lao động đi trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những bất ổn và trong một mội trường có sự cạnh tranh gay gắt với các nước trong khu vực.

Về đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ

          Phần lớn những người đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian vừa qua

 là lao động phổ thông, lao động có tay nghề thấp, chỉ có một số lao động là chuyên gia, kỹ thuật viên. Thông qua XKLĐ, do tiếp xúc với khoa học cộng nghệ tiên tiến, lao động Việt Nam với đức tính cần cù và trí thông minh đã tiếp thu được trình độ chuyên môn, kỹ thuật tiên tiến, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nâng cao kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, đây cũng là điều kiện tốt để từng bước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước khi họ trở về nước.

          Điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong thời gian gần đây ta đã đưa nhiều lao động sang một số nước dưới hình thức tu nghiệp sinh trong một số ngành nghề sản xuất công nghiệp. Số lao động này trong thời gian thực tập nghề ở nước ngoài đã được các chủ doanh nghiệp đánh giá rất tốt. Cho tới khi trở về nước sau thời gian hợp đồng, các lao động này thường được ngay chính các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ưu tiên thu nhận vào làm việc. Nhiều người lao động ở nước ngoài trở về nay đều đang là hàng ngũ trụ cột ở nhiều nhà máy, xí nghiệp, một bộ phận đã đầu tư mở các doanh nghiệp tạo thêm việc làm cho người lao động. Họ là một nguồn vốn quý cho nước ta trong việc góp phần xây dựng đất nước.

Chính sách ổn định kinh tế tại Bình Dương

Các chính sách kinh tế vĩ mô ổn định của tỉnh Bình Dương cũng là một trong những điều kiện cơ bản và quan trọng nhất để thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.  Duy trì sự ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm giảm bớt những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế và khuyến khích tăng trưởng kinh tế, góp phần tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư, góp phần tạo việc làm tại tỉnh Bình Dương cho lao động.

VieclamBank ổn định việc làm tại Bình Dương

Các hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi nhiều chính sách của nước chủ nhà, trong đó có các chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực được đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, quy định tỷ lệ xuất nhập khẩu, tư nhân hóa, cạnh tranh, bảo hộ… và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như chính sách về tài chính tiền tệ, thương mại, văn hóa-xã hội, đối ngoại… Việc duy trì sự ổn định các chính sách, mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách này có ảnh hưởng mạnh đến việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Ngoài ra, sự ổn định các chính sách kinh tế vĩ mô trong nước giúp cho các nhà đầu tư có thể giảm bớt các yếu tố không lường trước được trong quá trình đầu tư và dự tính khá chính xác kết quả đầu tư của mình

.

admin