Những điều cần lưu ý đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì ở trẻ
3 years ago
Tuổi dậy thì là giai đoạn nhạy cảm đối với các con và cũng chính đối ba mẹ. Vì có những thay đổi trẻ không thể kiểm soát dẫn đến tâm lý có nhiều diễn biến phức tạp và có những hành vi nông nổi hơn dễ bị mắc sai lầm. Do đó, cha mẹ là người nên trang bị kiến thức cho trẻ đầy đủ và đồng hành cùng con qua giai đoạn này. Hãy cùng mình tìm hiểu những thay đổi trong đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì và cách vượt qua nhé.
Tuổi dậy thì là gì?
Tuổi dậy thì hay tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ nhỏ thành người lớn. Độ tuổi dậy thì từ khoảng 10-15 tuổi. Dưới tác động của hormone, cơ thể trẻ bắt đầu nhiều thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh sản, tâm lý, phân biệt rõ giới tính.
Sức khỏe sinh sản là tình trạng khỏe mạnh về thể chất và tinh thần của tất cả yếu tố liên quan tới hoạt động của bộ máy sinh sản.
Những thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì
Với bé gái
- Về thời gian: Từ 10-13 tuổi, trung bình là 15 tuổi và hoàn tất dậy thì vào thời điểm 18 tuổi.
- Sự thay đổi của cơ thể: Ngực phát triển, phát triển xương chậu, xương đùi và các mô mỡ, hình thành đường cong cơ thể, phát triển chiều cao và cân nặng, bộ phận sinh dục phát triển.
- Về mặt sinh lý: Xuất hiện kinh nguyệt lần đầu. Trong khoảng thời gian một năm đầu, có thể kinh nguyệt xuất hiện không đều.
Với bé trai
- Về thời gian: Bắt đầu từ 10- 15 tuổi
- Về thay đổi cơ thể: Có ria mép, vỡ tiếng, phát triển chiều cao và cân nặng, tuyến mồ hôi phát triển, hình thành cơ bắp, phát triển cơ quan sinh dục, xương vai phát triển.
- Về thay đổi sinh lý: Sinh ra nội tiết sinh dục nam, xuất tinh.
Những thay đổi về tâm lý ở độ tuổi dậy thì
Bên cạnh những thay đổi về cơ thể, vẻ bề ngoài thì trẻ còn thay đổi tính cách, cách cư xử như:
- Tính độc lập: Trẻ có xu hướng tách ra, không muốn phụ thuộc vào ba mẹ, không muốn gần gũi ba mẹ, hay gặp gỡ bạn bè. Đôi khi có biểu hiện chống đối ba mẹ.
- Nhân cách: Muốn khẳng định mình như người lớn, bắt chước hành vi của người lớn.
- Tình cảm: Có những rung động đầu đời, cảm xúc với bạn khác giới, thể hiện tình cảm, khả năng yêu và muốn yêu với mối quan hệ với bạn khác giới.
- Tính tích hợp: Thu thập thông tin từ ba mẹ, trường học, bạn bè, xã hội,… để tạo ra giá trị bản thân. sự tự tin và cách cư xử.
- Trí tuệ: Trẻ vị thành niên có xu hướng lập luận, lý tưởng hóa các quan điểm so với thực tế.
>>> Xem thêm: Giúp con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì
Nguy cơ hay gặp ở trẻ đang dậy thì
Với những thay đổi về tâm lý và muốn khẳng định bản thân trẻ dễ bị dụ dỗ vào những thói hư, tật xấu như sử dụng cồn, thuốc lá, chất gay nghiện, lừa gạt,… Những nguy cơ thường gặp ở trẻ là:
Quan hệ tình dục không an toàn
Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, làm tăng nguy cơ tử vong của mẹ. Bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng đến tương lai, gây ra tâm lý chán nản, chịu ảnh hưởng tâm lý xã hội, kinh tế không vững. Mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV/AIDS.
Cách giáo dục sức khỏe giới tính
Trẻ vị thành niên gặp nhiều khủng hoảng về tâm lý. Như vậy cần sự quan tâm, giáo dục giới tính từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.
Rèn luyện kỹ năng sống
Chủ động tìm hiểu kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên từ cha mẹ, thầy cô. Tâm sự lo lắng của bản thân với người thân. Duy trì thời gian biểu khoa học, phù hợp. Phân biệt rõ ràng giữa tình cảm học trò và có giới hạn nhất định.
Chăm sóc sức khỏe và tâm lý
Trẻ cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cầ thiết trong chế độ ăn như protein, vitamin, đạm, tinh bột,… Cần sự quan tâm, chia sẻ từ ba mẹ. Tránh xá các chất kích thích, chất gây nghiện,…
Cha mẹ nên đặt vị trí của mình vào con cái để dễ thấu hiểu, giúp con định hướng giải quyết vấn đề, tôn trọng quyết định của con. Phụ huynh cần quan sát để đưa ra lời khuyên nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích của con.
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Trẻ nữ cần biết vệ sinh, cách ăn uống, sinh hoạt trong thời kỳ kinh nguyệt. Cần nói cho mẹ biết và đến gặp bác sĩ nếu đến 16-17 tuổi chưa có kinh nguyệt.
Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám kịp thời. Không nên quan hệ trước tuổi trưởng thành. Nếu quan hệ cần thực hiện biện pháp an toàn như sử dụng bao cao su để tránh bệnh lây nhiễm.
Kết,
Giai đoạn thay đổi đặc điểm tâm sinh lý tuổi dậy thì, khi con nít trở thành người lớn. Từ trẻ thành niên đến ba mẹ cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý giai đoạn này để là bước đệm vững chắc để trưởng thành.