Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn tỉnh Ninh Bình
6 years ago
Nhóm thứ nhất là các giải pháp tác động đến cung của nguồn lao động nông thôn (như tiếp tục thực hiện chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn
Nhóm giải pháp thứ hai tác động vào cầu của nguồn lao động nông thôn (như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xuất khẩu lao động
Nhóm giải pháp thứ ba thuộc về chính sách điều tiết của Nhà nước, trong đó có điều tiết cung, điều tiết cầu về việc làm và mối quan hệ giữa cung và cầu đã nêu trên. Phát triển thị trường lao động, thông tin, dịch vụ việc làm… cũng được luận văn xếp vào nhóm giải pháp thứ ba. Vấn đề cấp thiết đặt ra là từ nay đến năm 2010 phải tạo nhiều chỗ làm việc mới, đảm bảo việc làm cho người lao động. Thực hiện các biện pháp đồng bộ trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm sẽ có việc làm đầy đủ, ổn định, hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động qua đó giải quyết hợp lý mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm góp phần thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội.
Mục tiêu đến năm 2010, Ninh Bình phải tạo thêm việc làm mới và ổn định việc làm cho 80.000-100.000 lao động, bình quân 16.000 lao động/năm. Tăng tỷ trọng lao động trong sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Phấn đấu đạt cơ cấu lao động nông nghiệp khoảng 50%, công nghiệp-dịch vụ 23-24%, xây dựng 26-27%; nâng quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn lên khoảng 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 25%. Qua đánh giá tình hình thực trạng giải quyết việc làm ở Ninh Bình trong thời gian qua, từ chủ trương của Đảng, Nhà nước và kinh nghiệm của các địa phương. để đạt được các mục tiêu giải quyết việc làm trong những năm tới có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu sau đây: