Bên cạnh trau dồi kiến thức thì rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tiểu học là điều vô cùng quan trọng mà các bạn nhỏ cần có. Dưới đây là những kỹ năng cơ bản mà phụ huynh nên hình thành và luyện tập cho con từ sớm.
Học sinh tiểu học là các bé nằm trong độ tuổi từ 6-10, là giai đoạn hiếu động, tò mò với thế giới xung quanh và bắt đầu thực hiện những hành vi mình thích như không lời ba mẹ hay tranh giành đồ chơi với các bạn, đòi được thứ mình muốn,… Tuy nhiên, khi đi học thông qua các hoạt động dạy kỹ năng sống giúp uốn nắn tính cách của trẻ. Nên không thể phủ nhận tầm quan trọng của kỹ năng sống cho hiện tại và tương lai.
Phân tích vấn đề và có chính kiến là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng cần rèn luyện cho bé. Bên cạnh đó, nên dạy trẻ nắm bắt đúng trọng tâm vấn đề, đúng thông tin mà bạn thân cần. Mỗi lứa tuổi khác nhau lại có thắc mắc về các vấn đề khác nhau mà cha mẹ không thể ở bên cạnh để giải thích hay đưa ra hướng giải quyết cho con. Do đó, dạy con tư duy chủ động xử lý vấn đề trước khi nhờ tới sự giúp đỡ của người khác.
Hãy dạy trẻ cách hợp tác, chia sẻ với các thành viên trong gia đình trước khi dạy con cách phối hợp với bạn bè và mọi người xung quanh, thay vì ra lệnh hay ăn vạ để đạt được mình muốn. Biết cách tận dụng ưu điểm của bản thân để giúp đỡ nhóm đạt được mục đích cuối cùng.
Sự thay đổi của cuộc sống bắt buộc các con phải học cách thích nghi và phát triển theo sự phát triển của môi trường xung quanh. Trong tương lai có những ngành công nghiệp đổi mới, công nghệ, khoa học phát triển vì thế con cần có những kỹ năng để thích nghi nhanh chóng với những thay đổi này để không lạc hậu, thụt lùi với thế giới.
>>> Xem thêm: Cẩm nang giáo dục kỹ năng sống cho trẻ cha mẹ nên biết
Tư duy đợi chờ người khác giao việc hay giúp mình giải quyết công việc là một trong những tư duy khiến bản thân không thể phát triển, ỷ lại và thụ động trong suy nghĩ. Do đó, cha mẹ và thầy cô cần định hướng rõ ràng, chia sẻ các kỹ năng thực tế cho con rèn luyện và sử dụng trong tương lai.
Trong cuộc sống không thể nào thiếu đi giao tiếp, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể, lời nói, hay câu chữ là những kỹ năng trẻ cần luyện tập. Dạy trẻ cách truyền đạt ý tưởng và cảm xúc một cách chính xác và rõ ràng. Bên cạnh tiếng mẹ đẻ, trẻ nên học thêm 1-2 ngôn ngữ khác không chỉ giúp ích cho sự phát triển trí tuệ mà giúp ích trong công việc tương lai.
Có quá nhiều nguồn thông tin trên trang mạng và trong cuộc sống và không ít những tin tức giả, độc hại. Thì hãy luôn dạy trẻ phân biệt giữa đâu là thật – giả và những thông tin nào cần thiết cho bản thân để tiếp nhận.
Thay vì chỉ để trẻ lựa món đồ và trả tiền cho con thì hãy để con thực hiện điều đó bằng tiền của mình. Số tiền này có thể là tiền mừng tuổi, tiền tiêu vặt hằng ngày, hay tiền được trả vì đã giúp ba mẹ làm việc nhà,… Dạy trẻ chi tiêu hợp lý và những khoản cần tiết kiệm để trẻ hiểu và quý trọng sức lao động.
Đa phần quan điểm của phụ huynh là muốn con tập trung phát triển kiến thức và kỹ năng mềm sẽ dạy khi trẻ lớn hơn. Và phụ huynh chiều chuộng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ và bảo vệ bản thân. Từ thực trạng như trên, phụ huynh cần có hướng thay đổi và rèn luyện kỹ năng sống cho các con từ nhỏ để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, hành xử và thể hiện bản thân,…
Tương lai của trẻ có thành công hay không là phụ thuộc vào sự giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học ngày hôm nay. Phụ huynh cần liên kết với nhà trường để tạo ra môi trường phát triển tốt nhất, hoàn thiện các kỹ năng sống, hình thành nhân cách tốt để trở thành công dân có ích cho đất nước.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, trong giai đoạn này, các bé bắt đầu nhận thức rõ hơn…
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp trẻ phát triển…
Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc thường được…
Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên quan trọng.…
Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa…
Trong bối cảnh giáo dục ngày càng hội nhập toàn cầu, các trường phổ thông quốc tế đang trở thành…