Phương pháp đào tạo và phát triển cấp quản trị

5 years ago

Phương pháp kèm cặp
Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để đào tạo và phát triển cấp quản trị trên cơ sở một người đang làm tại Công ty kèm cho những nhân viên mới được tuyển vào. Cá nhân được gọi là học viên vừa là người học vừa là người theo sát cấp trên của mình. Ngoài cơ hội quan sát cách thức và phương pháp giải quyết công việc của cấp trên, người học viên còn được chỉ định thực hiện một số công việc đòi hỏi những kỹ năng ra quyết định. Để đạt được kết quả cao như mong muốn, các cấp quản trị dạy kèm phải có những kiến thức toàn diện về những công việc có mối liên hệ trực tiếp tới các mục tiêu của cơ quan. Họ phải là người mong muốn chia sẽ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng mất thời gian giúp đỡ cấp dưới hoàn thành chương trình đào tạo này.
Các trò chơi kinh doanh.
Các trò chơi kinh doanh hay còn là các trò chơi quản trị, đó là việc mô phỏng các tình huống kinh doanh hiện hành, bằng cách lựa chọn và giữ lại yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên tình huống đặc biệt. Sau đó, trò chơi được tiến hành, những người tham dự trò chơi này được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên một thị trường sản phẩm giống nhau nào đó. Các người tham gia, sẽ giữ các chức vụ khác nhau từ Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự… sau đó luân phiên nhau đổi lại những chức vụ đó, họ đưa ra những quyết định ảnh hưởng về giá cả, khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường hoặc các quyết định tăng lượng dự trữ tồn kho. Các quyết định sẽ được một chương trình máy tính xử lý và cho ra kết quả đánh giá về tính đúng đắn đối với các quyết định đó. Các người tham gia sẽ thấy  ngay mức độ ảnh hưởng, các quyết định của họ đối với những nhóm khác như thế nào, ai có quyết định hiệu quả hơn.
Điển cứu quản trị.
Điển cứu quản trị hay còn gọi là nghiên cứu tình huống là một phương pháp đào tạo sử dụng các vấn đề kinh doanh nan giải đã được mô phỏng theo thực tế để cho các học viên nghiên cứu, giải quyết. Từng cá nhân sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin đã được cung cấp, đưa ra các quyết định giải quyết các quyết định nan giải đó, kết quả quyết định của họ sẽ được so sánh với thực tế đã diễn ra để mỗi người tự đánh giá được tính đúng đắn trong quyết định của mình. Phương pháp này được tiến hành trong lớp học có sự điều khiển chung của một giảng viên giàu kinh nghiệm.
Phương pháp hội nghị.
Phương pháp hội nghị này còn được gọi là phương pháp thảo luận một phương pháp huấn luyện mà trong đó những học viên được yêu cầu cùng nhau thảo luận nhằm mục đích giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, được giao cho cả nhóm giải quyết dưới sự điều khiển của một nhà quản trị. Người này giữ vai trò là người tổ chức và duy trì cuộc thảo luận sao cho nó được tiến hành trôi chảy và không có những ý kiến quá đi xa vấn đề cần thảo luận dẫn đến lạc vấn đề. Khi thảo luận, nhà quản trị này lắng nghe và cho phép tất cả các thành viên tự do đưa ra các ý kiến của mình, về biện pháp cần áp dụng để giải quyết vấn đề. Nếu nhóm thảo luận không nêu bật lên được vấn đề, thì ông ta cần đưa ra ý kiến hướng dẫn, cho phép nhóm tiếp tục thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng.
Ưu điểm của phương pháp này, là các thành viên tham gia không thấy mình đang được huấn luyện mà họ có cảm giác đang giải quyết các vấn  đề khó khăn trong công việc hàng ngày của họ.
Đào tạo theo mô hình ứng xử.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng một băng video được soạn thảo để minh hoạ cho các học viên thấy các nhà quản trị giỏi đã xử sự như thế nào trong các tình huống khác nhau, đồng thời qua đó mà tạo điều kiện cho các học viên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của mình. Các học viên học tập bằng cách quan sát và rút ra kết luận để vận dụng trong  công tác của mình.
Đào tạo thông qua kỹ thuật nghe – nhìn.
Các nhà quản trị sử dụng các kỹ thuật nghe nhìn như băng video, băng ghi âm , máy chiếu phim … để đào tạo huấn luyện cho nhân viên. Người ta cho xây dựng các cuốn băng ghi âm hoặc ghi hình, trong đó có nhiều tình huống thực tế trong kinh doanh. Các học viên sẽ nghiên cứu các vấn đề trong băng và nhanh chóng đưa ra những ý kiến cá biệt phản ánh đúng với tình huống cụ thể đang diễn ra. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, đó là nó có hình ảnh thực tế minh họa, đồng thời có thể chiếu đi chiếu lại, có thể dừng lại để giải thích thêm cho các nhân viên hiểu thêm.
Thực tập sinh.
Đây thực chất là chương trình học thực hành của các sinh viên, vừa đi học vừa đi đến tại các cơ quan xí nghiệp nào đó để học hỏi thêm tính thực tế tại thương trường. Qua quá trình này, họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, bố sung cho những lý luận được trang bị ở trường, đồng thời qua làm việc tại thực tế họ có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tếđể kiểm tra tính đúng đắn của các lý luận đó.
Phương pháp đào tạo tại bàn giấy.
Thực chất đây cũng chỉ là một phương pháp mô phỏng, trong đó các học viên được các cấp trên giao cho một số lượng lớn các hồ sơ, giấy tờ kinh doanh đủ loại bao gồm các giấy tờ mà nhà quản trị sẽ gặp phải trong quá trình làm việc, các loại giấy tờ này thường để lẫn lộn với nhau không theo một thứ tự nào. Các học viên sẽ được yêu cầu các tài liệu, giấy tờ đó, sau đó tiến hành phân loại sắp xếp các tài liệu đó theo một trật tự hợp lý.
Phương pháp đóng kịch.
Đây là kỹ thuật mà nhà quản trị tiến hành đào tạo huấn luyện học viên bằng cách sử dụng các tình huống hoặc các vấn đề có thực hay hư cấu. Sau đó phân vai một cách tự nhiên cho các học viên nhập vai để giải quyết các vấn đề đó. Các học viên tiến hành đưa ra các quyết định hợp lý như là họ đang giải quyết công việc đó một cách thực sự. Những hành động của các nhân vật trong vai sẽ được cả nhóm thảo luận, bình phẩm và đưa ra nhận xét về tính hợp lý về những hành động đó. Tiếp đến, các nhân vật tự đổi vai và đưa ra những giải quyết mới, nhằm cung cấp cho các nhân viên những cảnh khác nhau về cách giải quyết vấn đề.
Phương pháp luân phiên công tác.
Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho nhân viên những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Những kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc rất cần thiết cho họ sau này, để đảm bảo các công việc khác ở vị trí cao hơn. Đồng thời, nhờ phương pháp này giúp cho nhân viên tránh tình trạng nhàm chán trong công việc, tạo nên sự hứng thú trong công việc.

Phương pháp kèm cặp
Đây là phương pháp đào tạo tại chỗ để đào tạo và phát triển cấp quản trị trên cơ sở một người đang làm tại Công ty kèm cho những nhân viên mới được tuyển vào. Cá nhân được gọi là học viên vừa là người học vừa là người theo sát cấp trên của mình. Ngoài cơ hội quan sát cách thức và phương pháp giải quyết công việc của cấp trên, người học viên còn được chỉ định thực hiện một số công việc đòi hỏi những kỹ năng ra quyết định. Để đạt được kết quả cao như mong muốn, các cấp quản trị dạy kèm phải có những kiến thức toàn diện về những công việc có mối liên hệ trực tiếp tới các mục tiêu của cơ quan. Họ phải là người mong muốn chia sẽ thông tin với cấp dưới và sẵn lòng mất thời gian giúp đỡ cấp dưới hoàn thành chương trình đào tạo này.
Các trò chơi kinh doanh.
Các trò chơi kinh doanh hay còn là các trò chơi quản trị, đó là việc mô phỏng các tình huống kinh doanh hiện hành, bằng cách lựa chọn và giữ lại yếu tố cơ bản nhất cấu thành nên tình huống đặc biệt. Sau đó, trò chơi được tiến hành, những người tham dự trò chơi này được chia thành hai hay nhiều doanh nghiệp cạnh tranh nhau trên một thị trường sản phẩm giống nhau nào đó. Các người tham gia, sẽ giữ các chức vụ khác nhau từ Tổng Giám đốc, Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự… sau đó luân phiên nhau đổi lại những chức vụ đó, họ đưa ra những quyết định ảnh hưởng về giá cả, khối lượng sản phẩm bán ra trên thị trường hoặc các quyết định tăng lượng dự trữ tồn kho. Các quyết định sẽ được một chương trình máy tính xử lý và cho ra kết quả đánh giá về tính đúng đắn đối với các quyết định đó. Các người tham gia sẽ thấy  ngay mức độ ảnh hưởng, các quyết định của họ đối với những nhóm khác như thế nào, ai có quyết định hiệu quả hơn.
Điển cứu quản trị.
Điển cứu quản trị hay còn gọi là nghiên cứu tình huống là một phương pháp đào tạo sử dụng các vấn đề kinh doanh nan giải đã được mô phỏng theo thực tế để cho các học viên nghiên cứu, giải quyết. Từng cá nhân sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các thông tin đã được cung cấp, đưa ra các quyết định giải quyết các quyết định nan giải đó, kết quả quyết định của họ sẽ được so sánh với thực tế đã diễn ra để mỗi người tự đánh giá được tính đúng đắn trong quyết định của mình. Phương pháp này được tiến hành trong lớp học có sự điều khiển chung của một giảng viên giàu kinh nghiệm.
Phương pháp hội nghị.
Phương pháp hội nghị này còn được gọi là phương pháp thảo luận một phương pháp huấn luyện mà trong đó những học viên được yêu cầu cùng nhau thảo luận nhằm mục đích giải quyết một nhiệm vụ cụ thể nào đó, được giao cho cả nhóm giải quyết dưới sự điều khiển của một nhà quản trị. Người này giữ vai trò là người tổ chức và duy trì cuộc thảo luận sao cho nó được tiến hành trôi chảy và không có những ý kiến quá đi xa vấn đề cần thảo luận dẫn đến lạc vấn đề. Khi thảo luận, nhà quản trị này lắng nghe và cho phép tất cả các thành viên tự do đưa ra các ý kiến của mình, về biện pháp cần áp dụng để giải quyết vấn đề. Nếu nhóm thảo luận không nêu bật lên được vấn đề, thì ông ta cần đưa ra ý kiến hướng dẫn, cho phép nhóm tiếp tục thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng.
Ưu điểm của phương pháp này, là các thành viên tham gia không thấy mình đang được huấn luyện mà họ có cảm giác đang giải quyết các vấn  đề khó khăn trong công việc hàng ngày của họ.
Đào tạo theo mô hình ứng xử.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách sử dụng một băng video được soạn thảo để minh hoạ cho các học viên thấy các nhà quản trị giỏi đã xử sự như thế nào trong các tình huống khác nhau, đồng thời qua đó mà tạo điều kiện cho các học viên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp của mình. Các học viên học tập bằng cách quan sát và rút ra kết luận để vận dụng trong  công tác của mình.
Đào tạo thông qua kỹ thuật nghe – nhìn.
Các nhà quản trị sử dụng các kỹ thuật nghe nhìn như băng video, băng ghi âm , máy chiếu phim … để đào tạo huấn luyện cho nhân viên. Người ta cho xây dựng các cuốn băng ghi âm hoặc ghi hình, trong đó có nhiều tình huống thực tế trong kinh doanh. Các học viên sẽ nghiên cứu các vấn đề trong băng và nhanh chóng đưa ra những ý kiến cá biệt phản ánh đúng với tình huống cụ thể đang diễn ra. Phương pháp này có nhiều ưu điểm, đó là nó có hình ảnh thực tế minh họa, đồng thời có thể chiếu đi chiếu lại, có thể dừng lại để giải thích thêm cho các nhân viên hiểu thêm.
Thực tập sinh.
Đây thực chất là chương trình học thực hành của các sinh viên, vừa đi học vừa đi đến tại các cơ quan xí nghiệp nào đó để học hỏi thêm tính thực tế tại thương trường. Qua quá trình này, họ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, bố sung cho những lý luận được trang bị ở trường, đồng thời qua làm việc tại thực tế họ có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tếđể kiểm tra tính đúng đắn của các lý luận đó.
Phương pháp đào tạo tại bàn giấy.
Thực chất đây cũng chỉ là một phương pháp mô phỏng, trong đó các học viên được các cấp trên giao cho một số lượng lớn các hồ sơ, giấy tờ kinh doanh đủ loại bao gồm các giấy tờ mà nhà quản trị sẽ gặp phải trong quá trình làm việc, các loại giấy tờ này thường để lẫn lộn với nhau không theo một thứ tự nào. Các học viên sẽ được yêu cầu các tài liệu, giấy tờ đó, sau đó tiến hành phân loại sắp xếp các tài liệu đó theo một trật tự hợp lý.
Phương pháp đóng kịch.
Đây là kỹ thuật mà nhà quản trị tiến hành đào tạo huấn luyện học viên bằng cách sử dụng các tình huống hoặc các vấn đề có thực hay hư cấu. Sau đó phân vai một cách tự nhiên cho các học viên nhập vai để giải quyết các vấn đề đó. Các học viên tiến hành đưa ra các quyết định hợp lý như là họ đang giải quyết công việc đó một cách thực sự. Những hành động của các nhân vật trong vai sẽ được cả nhóm thảo luận, bình phẩm và đưa ra nhận xét về tính hợp lý về những hành động đó. Tiếp đến, các nhân vật tự đổi vai và đưa ra những giải quyết mới, nhằm cung cấp cho các nhân viên những cảnh khác nhau về cách giải quyết vấn đề.
Phương pháp luân phiên công tác.
Đây là phương pháp luân chuyển nhân viên hoặc cấp quản trị từ công tác này sang công tác khác nhằm mục đích cung cấp cho nhân viên những kiến thức và kinh nghiệm rộng hơn. Những kiến thức thu được trong quá trình luân chuyển công việc rất cần thiết cho họ sau này, để đảm bảo các công việc khác ở vị trí cao hơn. Đồng thời, nhờ phương pháp này giúp cho nhân viên tránh tình trạng nhàm chán trong công việc, tạo nên sự hứng thú trong công việc.

Kinh nghiệm xin việc tại Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh năng động, cơ hội việc làm cho nhiều sinh viên mới ra trường, mặc dù vậy bạn không nên thụ động khi tìm kiếm việc làm tại Bình Dương.

Đây là những lỗi bạn nên tránh

Chờ đợi vào CV

Có rất nhiều cách để tìm được việc làm, bạn đừng ngồi yên một chỗ để chờ vào CV và hồ sơ đã gửi đi. Nên nhớ, CV càng cập nhật, bổ sung, càng được sửa đổi nhiều, cơ hội tìm việc lại càng lớn. Vì thế, bạn nên dành thời gian chỉnh sửa CV thường xuyên cho phù hợp với kỹ năng và yêu cầu của từng công việc cụ thể. Thêm vào đó, bạn nên mở rộng các mối quan hệ, bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũ… Đó là những kênh tìm việc hiệu quả, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng thất nghiệp.

Đợi phản hồi từ một công ty

Bạn gửi hồ sơ cho một nhà tuyển dụng và cứ ngồi đợi cho đến khi có phản hồi bởi bạn sợ rằng nếu tiếp tục tìm việc ở công ty khác thì lúc công ty này gọi sẽ không biết ăn nói ra sao. Thực tế, đó là lo lắng quá… thừa. Thị trường việc làm hiện nay với nhan nhản ứng viên, nhà tuyển dụng có nhiều cơ hội lựa chọn. Vì thế, bạn đừng bó hẹp lựa chọn của mình, cứ ngồi đợi thông tin từ một nơi nào đó. Hãy chủ động tận dung các mối quan hệ, những thông tin qua mạng để tìm việc nhanh nhất.

Ngoài ra hãy truy cập vào các trang trực tuyến như VieclamBank, để xem các công việc, yêu cầu công việc và rèn luyện thêm kĩ năng.

.

Kinh nghiệm gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng

Phỏng vấn là khâu quan trọng để bạn có được công việc mà mình yêu thích, vì vậy gửi thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn sẽ thể hiện phần nào sự nhiệt tình, quan tâm của bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điểm sau: 

+ Thời gian thích hợp: cần xác định thời gian thích hợp, tránh tình trạng quấy rầy NTD như không nên gọi vào giờ nghỉ trưa, hay là sau khi phỏng vấn về gọi liền. 

+ Tần suất: nếu gửi thư hoặc gọi điện quá nhiều, bạn sẽ gây phản cảm đối với nhà tuyển dụng. 

+ Giai đoạn: Nếu như họ sai hẹn thông báo kết quả, hoặc nếu như bạn được mời đến phỏng vấn lần hai rồi thì chuyện gọi điện, viết thư sau đó cũng không hề hấn gì.

+ Thăm dò thái độ: Thật ra, ngay từ lúc tham gia phỏng vấn, bạn đã biết sơ qua về tính cách nhà tuyển dụng rồi.

Nếu bạn đang tìm việc làm tại các công ty Nhật Bản thì hãy chú ý chỉ cần những chi tiết nhỏ thôi nhưng cũng sẽ giúp bạn gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng. Tìm hiểu thêm về các việc làm tại Nhật Bản và Việt Nam mà các công ty Nhật tuyển dụng tại TBSVN nhé. 

 

.

admin