Rất dễ sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

5 years ago

Rất dễ sai lầm trong việc lựa chọn nghề nghiệp của HS THPT

Học sinh THPT nói chung và HS lớp 12 nói riêng là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, khác với HS THCS, thanh niên HS có sự chuẩn bị về tâm thế nên các em chín chắn hơn khi quyết định kế hoạch đường đời của mình. Tuy nhiên trong thực tế, việc chọn nghề không hề đơn giản chút nào bởi vì ngành nghề trong xã hội rất phong phú, mỗi nghề có những đặc điểm riêng, yêu cầu riêng… Hơn nữa, việc lựa chọn nghề của các em bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan từ nền KTTT đang ngày càng phát triển. Vì vậy, câu hỏi: “làm gì sau khi tốt nghiệp THPT?, chọn nghề gì?…” khiến nhiều HS lúng túng không tìm được câu trả lời. Thực tế cho thấy, không phải bao giờ HS cũng có thể giải quyết đúng đắn vấn đề chọn nghề của mình. Theo E.A Klimốp thì có thể có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp của HS:

* Thứ nhất: Do cá nhân HS có thái độ không đúng đắn với các tình huống khác nhau của việc lựa chọn nghề (đối với lĩnh vực hoạt động và sự khuyên bảo của người đi trước…). Những thành kiến và và tiếng tăm nghề nghiệp do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của những người khuyên bảo, sự yêu thích nghề… mới chỉ là bề ngoài, cảm tính. Cá nhân chưa thực sự hiểu được nghề đó.

* Thứ hai: Cá nhân thiếu tri thức, kinh nghiệm về những tình huống đó có thể do sự đồng nhất môn học với nghề, không thể hiểu hết năng lực của bản thân, không biết hoặc không đánh giá đầy đủ những đặc điểm phẩm chất cá nhân, không hiểu được đặc điểm và yêu cầu của nghề đòi hỏi với người lao động, thao tác và trình tự của chúng khi giải quyết vấn đề chọn nghề. [28] Theo GS.TS Phạm Tất Dong, có hai loại nguyên nhân dẫn đến việc chọn nghề không tính đến những dấu hiệu của sự phù hợp nghề. Loại nguyên nhân thứ nhất thuộc “thái độ không đúng” còn loại nguyên nhân thứ hai do “thiếu hiểu biết về các nghề”. Một số nguyên nhân cụ thể là:

– Cho rằng nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên mầm non, tiểu học thì thua kém giáo viên THPT… Một số HS đã coi nhẹ công việc của người thợ, của thầy giáo cấp I, của cô y tá, chỉ trọng công việc của kĩ sư, của thầy giáo dạy ở bậc trung học, đại học, của bác sĩ… vì thế mà chỉ định hướng vào những nghề có sự chuẩn bị ở bậc Đại học.

– Thành kiến với một số nghề trong xã hội, chẳng hạn, coi lao động chân tay là nghề thấp kém, chê nhiều công việc dịch vụ là không “thanh lịch”… Thường thường, những học sinh này không thấy hết ý nghĩa của yếu tố lao động nghề nghiệp, đóng góp của nghề đối với XH. Đã là nghề được XH thừa nhận thì không thể nói đến sự cao sang hay thấp hèn được, đặc biệt là trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay.

– Dựa dẫm vào ý kiến của người khác, không độc lập quyết định việc chọn nghề. Vì thế đã có rất nhiều HS lựa chọn nghề theo ý muốn của cha mẹ, theo ý thích của người lớn theo lời rủ rê của bạn bè. Cách chọn nghề này đã dẫn đến nhiều trường hợp chán nghề vì không phù hợp.

– Bị hấp dẫn bởi vẻ bề ngoài của nghề, thiếu hiểu biết nội dung lao động của nghề đó. Ví dụ, nhiều HS thích đi đây đi đó nên đã chọn nghề thăm dò địa chất. Khi vào nghề, thấy công việc của mình gắn bó với rừng núi, quanh năm phải tiến hành công việc khảo sát, ít có dịp tiếp xúc với cuộc sống thành thị, thiếu điều kiện để giao lưu văn hoá và khoa học, do đó đã tỏ ra chán nghề.

 – Cho rằng đạt thành tích cao trong việc học tập một môn văn hoá nào đó là làm được nghề cần đến tri thức của môn đó. Ví dụ, có người học giỏi môn văn đã chọn nghề làm phóng viên báo chí. Đúng là nghề này cần đến những người viết văn hay, diễn đạt tư tưởng rành mạch. Song nếu không nhanh nhẹn, tháo vát, năng động dám xông xáo… thì không thể theo đuổi nghề này được. Sai lầm ở đây là do không thấy rằng, năng lực đối với một số môn học chỉ là điều kiện cần, chứ chưa là điều kiện đủ để theo đuổi nghề mình thích.

– Có quan niệm “tĩnh” về tính chất, nội dung lao động nghề nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, quên mất những tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ ngày nay. Vì vậy, có HS cho rằng, học xong cấp I là đủ kiến thức để xin vào học nghề tại các trường dạy nghề. Có HS lại nghĩ, với vốn liếng kiến thức lớp 12, mình học ở trường nghề nào chẳng được. Thực ra, nghề nghiệp luôn thay đổi nội dung, phương pháp, tính chất lao động của nó. Người lao động không luôn luôn học hỏi, trau dồi năng lực làm việc thì khó có thể đáp ứng với yêu cầu về năng suất và hiệu quả lao động.

– Không đánh giá đúng năng lực lao động của bản thân nên lúng túng trong khi chọn nghề. Do đó, có 2 tình trạng thường gặp: hoặc đánh giá quá cao năng lực của mình, hoặc đánh giá không đúng mức và không tin vào bản thân. cả hai trường hợp đều dẫn đến hậu quả không hay. Nếu đánh giá quá cao khi vào nghề sẽ vấp phải tình trạng chủ quan ban đầu, thất vọng lúc cuối, còn nếu đánh giá quá thấp, chúng ta sẽ không dám chọn những nghề mà đáng ra là nên chọn.

– Thiếu sự hiểu biết về thể lực và sức khoẻ của bản thân lại không có đầy đủ thông tin về những chống chỉ định y học trong các nghề. Điều này càng dễ gây nên những tác hại lớn. Người yếu tim lại chọn nghề nuôi dạy trẻ, người hay viêm họng và viêm phổi lại định hướng vào nghề dạy học, người có bệnh ngoài da lại đi vào nghề “dầu mỡ”…[8] Có quan điểm lại cho rằng khi chọn nghề, con người thường mắc phải 3 loại sai lầm cơ bản sau:

– Nhầm lẫn giữa cái mình giỏi với cái mình thích

– Nhầm lẫn giữa sở thích và sự nghiệp

– Nhầm lẫn giữa một phần và toàn bộ công việc.

Những câu hỏi đặt ra khi tìm việc tại Nhật Bản

Nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới nên việc tìm được việc làm tại Nhật Bản là ước mơ chung của nhiều người lao động. Và nhiều câu hỏi đặt ra là tìm kiếm một công việc tại Nhật Bản thì cần làm gì đầu tiên? Sau đây TBSVN giới thiệu đến các bạn 4 câu hỏi cần xác định trước khi nộp đơn vô làm việc tại các công ty Nhật:

+ Thị trường việc làm – cơ hội để có được một công việc là gì ?

+ Bạn có thể làm những ngành nào? Ở đâu? 

+ Chế độ làm việc tại Nhật Bản ra sao? giờ làm việc trung bình: 40 giờ/tuần được khuyến khích nhưng nhiều nhân viên Việt Nam sang Nhật có xu hướng làm việc lâu hơn thời gian này. 

+ Mức lương và cơ hội thay đổi cuộc sống: theo ước tính, trung bình mỗi tháng thu nhập của một người Việt Nam sang Nhật làm việc là vào khoảng 180.000 – 240.000yên/tháng ( khoảng 35 ~ 50 triệu đồng VN) sau khi trừ hết các khoản chi phí cố định.

Hãy chuẩn bị cho mình hành trang kỹ càng trước khi đi Nhật nhé, mọi thông tin thắc mắc có thể liên hệ thêm tại TBSVN – Công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cho các công ty Nhật tại Việt Nam và tại Nhật Bản. 

 

 

.

admin