Categories: Du học

Thực trạng xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan

 

Thứ nhất, về số lượng lao động xuất khẩu :

Việt Nam mới bắt đầu đưa lao động sang làm việc tại Đài Loan từ cuối năm 1999. Ngay từ đầu, chính phủ ta đã coi Đài Loan là một trong những thị trường trọng điểm về xuất khẩu lao động của đất nước. Xuyên suốt những năm qua, chủ trương này luôn được khẳng định và nhất quán, dồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm rộng rãi của các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế cũng như đông đảo người lao động và dư luận xã hội.

Qua gần 4 năm làm việc với thị trường Đài Loan, tính đến tháng 6/2003, chúng ta đã đưa được tổng cộng 37.607 lượt lao động sang đây làm việc. Con số lao động đưa đi tăng đều đặn qua từng năm và đặc biệt tăng mạnh nhất từ tháng 8/2002 trở lại đây, khi Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA) thực hiện lệnh tạm thời “đông kết” đối với lao động Indonesia do các rắc rối về chính trị và có tỷ lệ bỏ trốn quá cao, các chủ sử dụng Đài Loan đã tăng cường tuyển mộ lao động Việt Nam. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2003, chúng ta đã đưa được 11.158 lao động sang Đài Loan làm việc, nhiều hơn 442 người so với con số 10.716 lao động của cả năm 2002. Tức là từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng chúng ta xuất được gần 2.000 lao động sang thị trường này. Số lượng lao động Việt Nam liên tục tăng trong bối cảnh lao động của các nước khác ở Đài Loan như Indonesia và ngay cả Thái Lan có dấu hiệu giảm mạnh do nền kinh tế Đài Loan thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn đã khẳng định vị thế của lao động nước ta tại thị trường này.

Thứ hai, về cơ cấu lao động xuất khẩu :

Lao động Việt Nam tại Đài Loan chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực giúp việc gia đình và khán hộ công, công nhân công xưởng (điện tử, dệt may, cơ khí v.v..), thuyền viên và một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành xây dựng. Theo thống kê, tính đến hết tháng 5/2003, trong số 39.675 lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan có 23.939 lao động (chiếm 60,3%) là giúp việc gia đình và khán hộ công, 13.561 người (chiếm 34,2%) là công nhân công xưởng làm việc trong các ngành sản xuất chế tạo, 1.833 thuyền viên (chiếm 4,6%) và 342 công nhân xây dựng (chiếm 0,9%).

Thứ ba, về thu nhập của lao động và nguồn kiều hối thu được :

 

Việc làm và thu nhập của người lao động tại Đài Loan tương đối ổn định. Lương cơ bản của người lao động là 15.840 Đài tệ/tháng ( khoảng 450 USD), sau khi trừ đi các khoản chi phí mức lương bình quân được từ 250 – 300 USD/tháng, không ít lao động Việt Nam có mức thu nhập 400 – 600 USD/tháng, thậm chí cá biệt có lao động thu nhập gần 1000 USD/ tháng. Hiện chưa có một con số chính thức về lượng kiều hối được chuyển về Việt Nam từ các lao động của ta từ Đài Loan nhưng con số ước tính với bình quân trên 37.000 lao động, hàng năm chúng ta có thể nhận được gần 200 triệu USD từ thị trường này.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động nhóm 

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, trong giai đoạn này, các bé bắt đầu nhận thức rõ hơn…

2 days ago
  • Giáo dục

5 Lợi ích của việc dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm

Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp trẻ phát triển…

1 week ago
  • Giáo dục

Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc

Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc thường được…

3 weeks ago
  • Giáo dục

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua các tình huống thực tế

Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên quan trọng.…

3 weeks ago
  • Giáo dục

E-learning trong đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới

Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa…

4 weeks ago
  • Giáo dục

Những điểm mạnh của chương trình giảng dạy tại trường phổ thông quốc tế

Trong bối cảnh giáo dục ngày càng hội nhập toàn cầu, các trường phổ thông quốc tế đang trở thành…

1 month ago