Thương hiệu giáo dục đại học
6 years ago
Trước hết, phải khẳng định: giáo dục đại học là một dịch vụ thương mại, mỗi trường học chính là một công ty và khách hàng chính là sinh viên. Trong giáo dục cấp phổ thông, chương trình giảng dạy theo khuôn mẫu cho trước với kiến thức và các môn học không có sự khác biệt nhiều giữa các trường. Cấp giáo dục đại học, chương trình đào tạo linh động hơn và có sự phân hóa rõ ràng giữa các trường trong cùng ngành đào tạo về chất lượng đào tạo. Dịch vụ giáo dục đại học ở Việt Nam có một số đặc điểm: • Tính chất thương mại chưa được công nhận rộng rãi. So với các ngành dịch vụ thương mại khác, người dân Việt Nam chưa hoàn toàn chấp nhận cụm từ “dịch vụ” đối với ngành giáo dục và nhất là giáo dục đại học.
Trong bài báo “Giáo dục là một ngành dịch vụ – một quan điểm mang tính thời đại” của nhà báo Trường Giang đăng vào tháng 5/2008, quan niệm “giáo dục là một ngành dịch vụ” vẫn còn được cho là một quan điểm chưa từng có trong lịch sử, khác hẳn với nhận thức thông thường. Trong những năm bao cấp kéo dài, người ta vẫn cho giáo dục là sự nghiệp công ích, phúc lợi xã hội cần phải được bao cấp hoàn toàn. Đối với nho sĩ trong thời kỳ phong kiến, giáo dục là hình thức hoạt động thanh cao thuần túy nhằm mục đích trau dồi hiểu biết và đức hạnh, khôngliên quan gì đến những sinh hoạt vật chất như sản xuất hàng hóa, tính toán giá cả, lưu thông trao đổiTính chất thương mại thường bị gắn với “lừa đảo”, “lợi nhuận bằng mọi giá”. Do đó, khi nói đến dịch vụ giáo dục, người ta dễ liên tưởng đến những tiêu cực trong ngành giáo dục. Trong thời đại hiện nay, mặc dù những quan điểm tiến bộ đã công nhận giáo dục không thể đứng bên lề của nền kinh tế thị trường, tính chất thương mại của dịch vụ giáo dục vẫn chưa được chính thức thừa nhận.
• Hỗ trợ lớn từ phía ngân sách chính phủ, áp lực cạnh tranh chưa cao Khác với những lĩnh vực dịch vụ khác, giáo dục và y tế là những dịch vụ mang tính bao cấp cao và được sự hỗ trợ lớn từ phía ngân sách nhà nước hàng năm. Theo Tổng cục thống kê, trung bình 1/5 ngân sách nhà nước hàng năm được dùng để chi cho giáo dục với số tiền ngày càng tăng. Hiện nay, trong 10 hạng mục chi cho phát triển kinh tế xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo đang đứng đầu với kinh phí gần gấp đôi hạng mục y tế. Theo Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Giáo dục đào tạo, trong năm 2010 ngân sách chi cho giáo dục hơn 4.856 tỷ đồng, tăng 10,5% so với năm 2009 (hơn 4.394 tỷ đồng). Với sự hỗ trợ lớn như vậy, trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục ĐH nói riênggần như không có hoặc có rất ít sự cạnh tranh ở khu vực công lập. Cạnh tranh dịch vụ mới chỉ diễn ra ở nội bộ khu vực dân lập hoặc nửa công lập với mức độ không gay gắt.