Categories: Việc làm

Tình hình chảy máu chất xám tại Việt Nam

Trong mười năm hoạt động của Ðề án 322, có 7.129 ứng viên trúng tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo [9, Tr 1]. Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ lực của Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh vực đào tạo.

Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước tạm dừng hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện…) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh.

Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám không chỉ là những vết thương ngoại khi người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là những vết thương nội khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn một cách sâu xa, những vết thương nội để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả những vết thương ngoại. Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu một nhà khoa học không vượt qua được thì rất nhiều khả năng giới khoa học sẽ mất đi một nhà khoa học chỉ sau một khoảng thời gian không tham gia nghiên cứu.

Đánh giá về chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ trong các trường đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhận định: “VN đang rất lãng phí nguồn lực chất xám ở các trường ĐH, nơi tập trung rất đông nguồn nhân lực trình độ cao với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ”.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Trường mầm non song ngữ: Chìa khóa cho sự phát triển toàn diện

Việc đầu tư vào một môi trường giáo dục song ngữ không chỉ là lựa chọn thông minh mà còn…

8 mins ago
  • Giáo dục

Điểm danh các trường quốc tế song ngữ tại TP.HCM

Các trường quốc tế song ngữ tại tphcm đang trở thành xu hướng chọn lựa địa điểm học tập phổ…

2 weeks ago
  • Giáo dục

Lựa chọn trường mầm non quốc tế tại TP.HCM cho con bạn

Trong thời đại hiện nay, việc lựa chọn trường mầm non cho con là một trong những quyết định quan…

3 weeks ago
  • Giáo dục

Tăng cường giáo dục kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh tiểu học

Trong thời đại hiện đại, giáo dục không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn cần…

1 month ago
  • Giáo dục

Nhìn lại hành trình học tập trường quốc tế quận 10 tại tại cơ sở 3/2 VAS

Trong cuộc hành trình vun đắp tri thức và định hình tương lai cho trẻ, việc chọn lựa một môi…

1 month ago
  • Giáo dục

Hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh tại các trường quốc tế song ngữ tại TP.HCM

Hoạt động ngoại khóa tại các trường quốc tế song ngữ tại tphcm tại TP.HCM không chỉ là một phần…

2 months ago