Tình hình sử dụng nhân lực tại hai Cụm Công nghiệp Thành Hải
6 years ago
+ Cụm Công nghiệp Thành Hải:
Cụm Công nghiệp này nằm sát Quốc lộ IA, Tỉnh đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, nhưng hiện tại cũng chỉ mới có 08 doanh nghiệp đầu tư trong cụm công nghiệp này và chủ yếu là các doanh nghiệp trong tỉnh quy mô đầu tư nhỏ; tỉnh có chủ trương đưa tất cả các nhà máy sản xuất trong khu vực nội thành của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm ra các khu hoặc cụm công nghiệp nên họ đã chuyển đến sản xuất – kinh doanh tại đây; bên cạnh đó, muốn đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước nên họ đã chuyển việc đầu tư vào các cụm công nghiệp để mở rộng ngành nghề và nâng công suất, tăng sản lượng; nhưng nhìn chung các doanh nghiệp này đều có quy mô nhỏ, có khi là rất nhỏ so với các nhà đầu tư nước ngoài như: Xí nghiệp chế biến thạch cao (Công ty muối Ninh thuận) có số vốn đầu tư chỉ có 1.229 tr.đ, tổng số lao động của Công ty này chỉ có 120 người nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, quy trình sản xuất còn đơn sơ, chưa có tính chuyên nghiệp, sản phẩm sản xuất chủ yếu dùng trong nội tỉnh, số cán bộ kỹ thuật chỉ chiếm 5% so với tổng số lao động trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp khác chủ yếu là gia công và chế biến thô chứ chưa có sản phẩm tham gia xuất khẩu (trừ Công ty Công ty TNHH TM-XD-DV may XK Hoàng Anh);
Công ty Công ty TNHH TM-XD-DV may Xuất khẩu Hoàng Anh, tuy là doanh nghiệp có số lao động đông nhất trong Cụm Công nghiệp Thành Hải nhưng số lao động làm việc ở đây đa số là nữ (chiếm trên 90%) số lao động đang làm việc thì chưa được đào tạo chuyên sâu hoặc chưa qua các trường chuyên nghiệp (số qua đào tạo từ 18 tháng trở lên chỉ chiếm 12%) số còn lại là đào tạo nghề ngắn hạn có thời gian dưới 3 tháng hoặc doanh nghiệp tuyển vào sau đó đào tạo tại doanh nghiệp, tức là sẽ cho đào tạo trên lớp khoảng 1 tuần sau đó cho tham gia vào các dây chuyền làm nút, khuy, gia công những hàng thông thường trong thời gian khoảng 3 tháng đầu, sau đó mới được giao máy may độc lập. Mặc dù vậy, việc tuyển dụng cũng rất khó khăn, nguyên nhân, là do công nhân phải làm việc mỗi ngày từ 10 đến 12 giờ trở lên, có khi tăng ca thời gian làm việc có thể lên tới 14 giờ/ngày, cường độ làm việc là vậy song thu nhập bình quân tại đây cũng chỉ ở mức 1,0 đến 1,2 triệu đồng/người/tháng (nếu làm đủ 30 ngày/tháng và thời gian làm việc ổn định bình quân là 11 giờ/ngày). Cho nên, nhiều công nhân sau khi làm việc ở đây một thời gian đã cảm thấy sức khoẻ không đảm bảo và với mức thu nhập thấp nên đã xin nghỉ hoặc chuyển sang doanh nghiệp khác có điều kiện làm việc tốt hơn và mức lương cao hơn.
Khó khăn của ngành công nghệ thông tin
Bên cạnh những đóng góp to lớn của ngành công nghệ thông tin cho nền kinh tế phát triển, ngành công nghiệp này cũng gặp không ít khó khăn, thử thách khi tuyển dụng nhân sự cho các công ty Nhật Bản. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng cũng còn khá cao, chi phí tiền lương và thuê mặt bằng cũng còn cao,…cũng ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
Ngoài ra, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam còn gặp phải một số khó khăn, thử thách như: lãi suất của ngân hàng còn cao, chi phí tiền lương, thuê mặt bằng và cạnh tranh với các DN CNTT chuyên nghiệp trên thị trường quốc tế: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,… Trong đó, thị trường Nhật luôn là điểm sáng cho các kỹ sư công nghệ của chúng ta, ngược lại Việt Nam cũng là thị trường hấp dẫn cho các DN Nhật Bản cho việc tuyển dụng nguồn nhân sự thông qua các công ty chuyển tuyển dụng như Pasona Teach.
Thông qua Pasona Tech Việt Nam người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm tại DN Nhật Bản ở Hồ Chí Minh, Hà Nội,…
Mọi thông tin chi tiết về Pasona Tech xin vui lòng liên hệ với chúng tôi :
Công ty TNHH Pasona Tech Việt Nam
Địa chỉ: Tầng M, tòa nhà E.Town, 364 Cộng Hòa, Tân Bình , Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 84-8-3812-7150
E-mail:[email protected]
.
Thu hút đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ
Một trong những tỉnh có nền công nghiệp lớn nhất nhì khu vực phía Bắc, toàn Bắc Ninh hiện thu hút được 844 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 8,82 tỷ USD. Riêng lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài là 7,46 tỷ USD, chiếm 84,6% tổng vốn đầu tư vào các KCN chủ yếu là các tập đoàn lớn như Samsung (vốn đầu tư 3,5 tỷ USD) với hơn 100 DN vệ tinh trong đó có 75 vệ tinh cấp I, Canon (hơn 130 triệu USD), Microsoft (hơn 300 triệu USD), PepsiCo, Sumitomo. Các KCN tập trung Bắc Ninh hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp hỗ trợ chủ yếu trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác…Đối với Canon Việt Nam đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp vệ tinh, tại Bắc Ninh (gồm 2 nhà máy ở KCN Quế Võ và KCN Tiên Sơn) có gần 30 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, nguyên liệu. Như vậy, tình hình nền kinh tế của tỉnh Bắc Ninh ngày càng phát triển. Điều này đã tạo điều kiện không nhỏ trong việc giải quyết tình trạng việc làm tại Bắc Ninh.
.