Categories: Việc làm

Trình độ giáo dục của nguồn lao động Việt Nam

        Trình độ giáo dục của nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh khả năng tiếp thu và vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, trình độ giáo dục nguồn lao động của Việt Nam chưa đáp ứng được những đòi hỏi phát triển trong giai đoạn hiện nay thông qua nhiều thông số.

        Tính trong cả nước, vào năm 2004 dân số hoạt động kinh tế có tới 32,8% mới tốt nghiệp tiểu học; 19,7% tốt nghiệp trung học phổ thông; tỷ lệ mù chữ là 5,01%; các tỷ lệ tương ứng của nữ là 30,6; 18,1 và 6,2%

        Trình độ học vấn của lao động nước ta trong những năm gần đây đã được nâng lên đáng kể. Nếu như năm 1985, tỷ lệ lao động có học vấn phổ thông trung học là 42,5% thì năm 2003, lao động có trình độ trung học phổ thông chiếm 62,2%. Năm 2005, số lao động có trình độ phổ thông trung học tăng lên đến 69,3%. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, so với trình độ của lao động các nước trong khu vực và quốc tế thì trình độ học vấn của lao động nước ta còn thấp. Theo chỉ số phát triển giáo dục, Việt Nam xếp thứ 64/127 trong khi Hàn Quốc xếp thứ 4, Trung Quốc xếp thứ 54, Thái Lan thứ 60…Mặt khác, lực lượng lao động có trình độ học vấn cao phân bố không đồng đều, thường tập trung ở một số thành phố lớn và một số ngành kinh tế mũi nhọn. Số liệu theo bảng cho thấy cơ cấu trình độ học vấn cả nước năm 2003 như sau: Số lao động chưa biết chữ chiếm 4,23%; chưa tốt nghiệp tiểu học 15,48%; đã tốt nghiệp THCS 30,4%; đã tốt nghiệp THPT 18,37%. Đây là tỷ lệ trung bình của cả nước. Phân tích cơ cấu theo từng vùng, ta thấy, có sự khác biệt rất lớn. Có bốn vùng lực lượng lao động có trình độ học vấn trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; Trong đó Đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất. Bốn vùng còn lại gồm Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long có trình độ học vấn thấp hơn mức trung bình cả nước, trong đó thấp nhất là Tây Bắc (với lao động chưa biết chữ chiếm 20% lực lượng lao động trong vùng)

Tỷ lệ này cũng có sự cách biệt giữa nam và nữ. Số lao động nữ chưa biết chữ cao gần gấp đôi nam, trong khi đó số lao động tốt nghiệp THPT ở nam là 19,51còn ở nữ là 17,30.

admin

Comments are closed.

Recent Posts

  • Giáo dục

Trường mầm non song ngữ Thủ Đức cùng thế hệ mới hội nhập văn hóa đa quốc gia

Hiện nay, việc trang bị cho trẻ em khả năng thích nghi, hội nhập với các nền văn hóa khác…

1 week ago
  • Giáo dục

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi thông qua hoạt động nhóm 

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, trong giai đoạn này, các bé bắt đầu nhận thức rõ hơn…

3 weeks ago
  • Giáo dục

5 Lợi ích của việc dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm

Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp trẻ phát triển…

4 weeks ago
  • Giáo dục

Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc

Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc thường được…

1 month ago
  • Giáo dục

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua các tình huống thực tế

Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên quan trọng.…

1 month ago
  • Giáo dục

E-learning trong đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới

Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa…

2 months ago