Về rủi ro cho vay du học tại VP Bank
6 years ago
- Rủi ro tín dụng
Sản phẩm cho vay du học đã được triển khai tại VPBank gần ba năm. Trong ba năm này, chưa có khoản nợ quá hạn nào là do:
Thứ nhất, đối với các khoản cho vay mở sổ tiết kiệm được coi là hoàn toàn không có rủi ro vì thực tế toàn bộ số tiền cho vay vẫn nằm tại ngân hàng và thời gian vay ngắn (thường không quá một năm). Hơn nữa, các khoản ký quỹ của khách hàng đủ để bù đắp tiền lãi phát sinh trong suốt quá trình cho vay. Vì vậy nợ gốc và lãi luôn được đảm bảo thu hồi đúng hạn. Việc khách hàng trả nợ thực chất chỉ là đến ngân hàng chấm dứt hợp đồng vay và nhận về phần còn lại của số tiền ký quỹ sau khi trừ đi lãi phải trả,
Thứ hai, đối với các khoản cho vay đóng học phí, ngân hàng đánh giá đây là những khoản cho vay có rủi ro cao nên rất thận trọng trong việc xem xét hồ sơ xin vay. Trên thực tế những khách hàng được lựa chọn cho vay là những gia đình khá giả hoặc phải có tài sản đảm bảo đủ lớn. Ngân hàng cũng thường ưu tiên cho các khách hàng có thu nhập cao vay. Điều này giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro đối với các khoản vay du học. Tuy nhiên, chính điều này cũng làm giảm số lượng khách hàng được vay.
- Rủi ro lãi suất
Các khoản vay trên 12 tháng tại VPBank được áp dụng lãi suất thả nổi theo khung lãi suất của VPBank trong từng thời kỳ. Vì vậy, có thể nói rủi ro lãi suất trong cho vay du học là không đáng kể.
- Rủi ro hối đoái
Theo quyết định 996 do Ngân hàng Nhà nước ban hành thì các ngân hàng không được cho vay bằng ngoại tệ đối với các khoản vay du học trung và dài hạn. Cho nên, ngân hàng chỉ chịu rủi ro đối với những món vay ngắn hạn bằng ngoại tệ.
Để hạn chế rủi ro hối đoái ngân hàng đã áp dụng các biện pháp như:
- Áp dụng mức lãi suất cao phù hợp để vừa đảm bảo an toàn song cũng đảm bảo khả năng sinh lời của khoản vay
- Lập quỹ dự phòng rủi ro hối đoái
- Thực hiện các nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, giao dịch swap,…