Việc làm và các nhân tố ảnh hưởng

5 years ago

        Khái niệm việc làm là tiền đề cơ bản giúp chúng ta nhận dạng một cách chính xác và thống nhất về mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong nền kinh tế thị trường.

        Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.

        Theo bộ luật lao động ở nước ta, khái niệm việc làm được xác định là: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”.

        Từ quan niệm trên cho thấy, khái niệm việc làm bao gồm các nội dung sau:

        – Là hoạt động lao động của con người.

        – Hoạt động lao động nhằm mục đích tạo ra thu nhập.

        – Hoạt động lao động đó không bị pháp luật ngăn cấm.

        Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Về lý thuyết, cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sàng thuê (sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.

        Cầu lao động phụ thuộc chủ yếu vào quy mô sản lượng và hệ số co giãn việc làm đối với sản lượng (đầu ra).

        Quan hệ giữa việc làm và đầu tư thường được các nhà kinh tế xem xết qua chỉ tiêu mức đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc mới chẳng hạn ở nước ta, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế mức đầu tư trung bình cho một chỗ làm việc mới khoảng 39,3 triệu đồng (cuối những năm 90).

        Mức đầu tư cần thiết để tạo việc làm có quan hệ với công nghệ sản xuất. Những ngành có công nghệ cao sẽ cần nhiều vốn hơn để tạo một chỗ làm việc mới và ngược lại

 

Nguyên tắc 5S của người Nhật

Nếu như bạn đi tham quan một nhà máy sản xuất của Việt Nam và một nhà máy sản xuất của Nhật, chắc chắn bạn sẽ thấy sự khác biệt.  Bởi vào thập niên 70-80 khi những người Mỹ hành hương đến các nhà máy sản xuất của Nhật họ đã rất kinh ngạc khi thấy sự sạch sẽ, gọn gàng trong các xí nghiệp của Nhật. Từ đó, họ bắt đầu nghiên cứu văn hóa này của người Nhật và biết đến văn hóa 5S của người Nhật. 

3 chữ S đầu tiên là dễ hiểu và dễ nhớ: sàng lọc để vứt bỏ những thứ không cần thiết, sắp xếp mọi thứ ngăn nắp để dễ tìm và sạch sẽ vệ sinh mọi dụng cụ. Những quy tắc đó đều hợp lý, đơn giản và tưởng như dễ dàng. Vấn đề là làm thế nào để mọi người thực hiện và việc thực hiện trở thành tập quán trong doanh nghiệp?

2 chữ S cuối cùng giải quyết câu hỏi đó. Nội dung của 2 chữ S đó là: thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn để mọi người tuân theo và kiểm soát liên tục để duy trì hệ thống.

Nếu bạn đang có ý định tìm việc làm tại Nhật Bản thì hãy tìm hiểu trước một số nguyên tắc của người Nhật để có thể hòa nhập một cách tốt hơn. Một số thông tin tuyển dụng về các việc làm tại công ty Nhật thường xuyên được cập nhập tại website: www.tbsvn.com.vn

 

.

admin