Khái niệm xuất khẩu lao động

5 years ago

Là một hiện tượng kinh tế – xã hội, chính thức xuất hiện từ cuối thế kỷ 19. Trải qua một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, xuất khẩu lao động trở nên rất phổ biến và trở thành xu thế chung của Thế giới.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về định nghĩa xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nếu như trước đây với thuật ngữ ” hợp tác quốc tế lao động”, XKLĐ được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia thông qua các hiệp định được thoả thuận và ký kết giữa các quốc gia đó hay là sự di chuyển lao động có thời hạn giữa các quốc gia một cách hợp pháp và có tổ chức. Trong hành vi trao đổi này, nước đưa lao động đi được coi là nước XKLĐ, còn nước tiếp nhận sử dụng lao động thì được coi là nước nhập khẩu lao động.

Ngày nay với cách sử dụng thống nhất thuật ngữ XKLĐ để nhấn mạnh hơn đến tính hiệu quả kinh tế cuả hoạt động này, từ các khái niệm trên có thể hiểu:

XKLĐ là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.   

Trong nền kinh tế thị trường, XKLĐ là một hoạt động kinh tế đối ngoại, mang đặc thù của xuất khẩu nói chung. Thực chất XKLĐ là một hình thức di cư quốc tế. Tuy nhiên, đây chỉ là sự di cư tạm thời và hợp pháp.

Nhật Bản công nhận chuẩn kỹ sư CNTT Việt Nam

Trung tâm sát hạch CNTT và hỗ trợ đào tạo (VITEC) của Việt Nam và Trung tâm sát hạch kỹ sư  công nghệ thông tin Nhật Bản (JITEC) đã ký kết thỏa thuận chứng nhận chuẩn kỹ năng kỹ sư công nghệ thông tin (CNTT) của mỗi bên.

Chuẩn mới được hai bên công nhận lần này là chuẩn kỹ sư Thiết kế và Phát triển phần mềm (SW) cùng chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT Cơ bản (FE). Với thoả thuận này, các thí sinh thi đỗ kỳ sát hạch tại Việt Nam được chứng nhận tương đương như đã đỗ kỹ sư công nghệ thông tin tại Nhật Bản. Họ có thể lựa chọn một trong hai loại hình là kỹ sư CNTT cơ bản (FE) và kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm (SW). Hệ thống chuẩn kỹ năng kỹ sư CNTT của VITEC đã được Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm VN (VINASA) công nhận như là chuẩn kỹ năng CNTT của VINASA.

Tham khảo các công việc Kỹ sư đi Nhật tại TBS VN công ty chuyên tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp Nhật Bản.

.

Làm sao để bắt nhịp công việc tốt nhất tại khu công nghiệp Bắc Ninh

Trong một môi trường làm việc năng động và cạnh tranh như Bắc Ninh thì việc một nhân viên mới bắt nhịp được cách làm việc là điều khá khó khăn? Làm sao để bắt nhịp công việc tốt nhất tại khu công nghiệp Bắc Ninh? 

Con người nếu biết kết hợp tự thân, lối sống của mình với công việc, anh ta sẽ có được cảm giác thỏa mãn ở mức tối đa.

Thông thường, người ta hay khuyên người đàn ông trung niên rằng: “Hãy chậm lại, không nên khẩn trương như thế”. Đến nỗi anh ta ngộ nhận rằng, chậm lại và thư giãn là phương thức tốt nhất để xóa bỏ nỗi buồn bực trong công việc. Song căn nguyên cơ bản không ở mệt mỏi mà do cá nhân và công việc không ăn nhịp với nhau.

Người đàn ông ngày làm 10 tiếng đồng hồ, về tới nhà là thấy mệt bã người và buồn chán, thế mà cuối tuần tổ chức thân hữu chục người đi leo núi, cắm trại, về đến nhà mệt lử người nhưng lại vui vẻ phấn chấn, tại sao vậy? Cho nên, lẩn trốn công việc không giải quyết được vấn đề gì, giúp anh ta tìm kiếm một công việc thích hợp mới là cách giải quyết triệt để vấn đề.

Bạn thấy những ý kiến mà công ty tuyển dụng nhân sự tại Bắc Ninh VieclamBank.com đưa ra như thế nào?

.

admin