Sự phân bố lao động ở Thành phố Hồ Chí Minh theo từng ngành nghề

5 years ago

Trong tháng 10, Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh đã khảo sát, cập nhật tại các sàn giao dịch việc làm, ngày hội nghề nghiệp việc làm; hệ thống hoạt động giới thiệu việc làm và hệ thống thông tin của các doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn thành phố với tổng số 1.144 doanh nghiệp và 13.379 nhu cầu chỗ làm việc, 7479 người có nhu cầu tìm  việc  làm.  Từ  kết quả  khảo sát trên,  Trung  tâm  đưa  ra  phân tích tình hình thịtrường lao động thành phố như sau.

Về  cơ  cấu ngành nghề: Nhu cầu tuyển dụng  lao động  tháng  10/2010 tăng  nhẹ (1,47%) so với tháng 9. Marketing – Nhân viên Kinh doanh vẫn là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (20,04%) trong tháng, kế đến là một số ngành nghề như dịch vụ và phục vụ (9,45%), Dệt – May –  Giày da (8,57%), Tư vấn – Bảo hiểm (7,94%), Bán hàng(7,59%), Kế toán – Kiểm toán (7,21%).  Ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng cao trong tháng 10 là: Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản tăng 5 lần, Điện tử – Viễn thông tăng 3 lần, Tài chính – Ngân hàng tăng1,92 lần.

Cơ cấu ngành nghề ở Hồ Chí Minh

 Chỉ số nguồn cung nhân lực so với tháng 9, cho thấy một phần người tìm việc của các  tháng  trước  đã  tìm  được  việc  làm.  Chỉ số  cung,  cầu tháng  10 thể  hiện sự  cân bằnghơn. Những ngành nghề có chỉ số cung cao nhất vẫn là Kế toán – Kiểm toán (36,91%), Quản lý nhân sự  –  Hành chính văn phòng (14,40%), Marketing  – Nhân viên kinh doanh (10,14%), Kho bãi – Vật tư – Xuất nhập khẩu (6,40%), Quản lý điều hành (5,00%).

 Thị trường lao động bình ổn do các doanh nghiệp đang trong giai đoạn ổn định sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, các doanh nghiệp đang rất cần những nhà quản lý có trình độ, kinh  nghiệm  và  chuyên  môn cao,  trong  khi  đó trên 40%  sinh viên mới tốt  nghiệp  năm 2010 vất vả tìm việc làm do chỗ làm việc chưa phù hợp, thiếu thông tin mặc dù các ngày hội việc làm, các sàn giao dịch việc làm diễn ra thường xuyên và đa dạng . Riêng ngành nghề Dệt – May – Giày da tình hình thiếu hụt lao động cho hoạt động sản xuất kinh doanh cuối năm vẫn tiếp diễn, một số doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng rất lâu và tình hình tiền lương đã  được cải thiện nhưng vẫn không tuyển đủ số lao động cần tuyển, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may tư nhân trong nước. Người lao động có xu hướng chuyển sang làm cho các doanh nghiệp dệt may của Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương trên 2.000.000 đồng/tháng và chế độ chính sách lao động ổn định.

Về cơ cấu trình độ nghề: Chỉ số nhu cầu tuyển dụng về trình độ lao động phổ thông là  30,96%  trong  tháng  10/2010,  giảm  29%  so  với nhu cầu tuyển dụng  của  tháng  trước.

Các ngành có nhu cầu tuyển lao động phổ thông chủ yếu là các ngành cần nhiều lao độngthời vụ như: Bán hàng,  Dịch vụ           –  Phục  vụ,  Mộc  –  Mỹ nghệ,  Tư  vấn    –  Bảo hiểm, Marketing – Nhân viên Kinh doanh. Lao động có trình độ Đại học  17,29%, Cao đẳng  – Cao đẳng nghề 11,66%, Trung cấp – Trung cấp nghề 24,83%, Sơ cấp nghề 11,04%, Công nhân kỹ thuật lành nghề 3,37%. Nguồn lao động chủ yếu mà doanh nghiệp cần tuyển là lao động có trình độ và tay nghề. Đặc biệt, trình độ đại học và trên đại học lĩnh vực quản lý có nhu cầu tuyển cao nhất như: Quản lý điều hành, Kế toán – Kiểm toán, Marketing – Nhân viên Kinh doanh, Xây dựng – Kiến trúc, Quản lý nhân sự – Hành chánh văn phòng. Nhìn chung, thị trường lao động tháng 10/2010 có sự ổn định. Các doanh nghiệp đã thực sự chú trọng tuyển dụng nguồn lao động có tay nghề và trình độ cao. Nhu cầu tuyểnlao động phổ thông cũng tương đối ổn định và chủ yếu là tuyển lao động làm việc   thờivụ, bán thời gian.

admin