a/ Trung tâm dạy nghề huyện. Huyện Thái Thụy có 3 trung tâm bao gồm; Trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên. Các trung tâm này có chức năng đào tạo, liên kết đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho học viên hoặc tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài các trung tâm này đào tạo nghề cho thanh niên còn có các trạm khuyến nông, khuyến ngư, các trung tâm học tập cộng đồng của xã, trị trấn, các HTX DVNN cũng tham gia tập huấn, dạy nghề cho thanh niên nông dân.
Ba trung tâm dạy nghề của huyện có 40 giáo viên, 40 phòng học, 2 thư viện, 2 phòng thí nghiệm, thực hành.
b/ Các trường THPT, TTGDTX. Toàn huyện có 8 trường, gần 400 cán bộ giáo viên, công nhân viên chức, 190 phòng học, 8 thư viện, phòng đọc, phòng truyền thống; 8 phòng tin học, gần 500 bộ máy vi tính, 12 bộ máy chiếu,
c/ Các doanh nghiệp. Hiện nay Thái Thụy có 303 doanh nghiệp, trên 6,8 nghìn lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Bao gồm; 174 doanh nghiệp vận tải biển, 10 doanh nghiệp vận tải bộ, 7 doanh ngiệp cơ khí, 8 doanh nghiệp may, 26 doanh nghiệp xây dựng cơ bản, 6 doanh nghiệp sản xuất gạch, 32 doanh nghiệp sản xuât hàng tiểu thủ công nghiệp, 16 doanh nghiệp kinh doanh thương mại tổng hợp, 16 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 2 doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản 3 doanh nghiệp chế biến nông sản, 3 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.
d/ Khu, cụm công nghiệp. Đến nay toàn huyện có 2 khu công nghiệp; Tân sơn và Thụy Hà, 5 cụm công nghiệp ở 5 xã; Thụy Quỳnh, Thái Thuỷ, Thụy Hải, Thụy Phong, Thụy Thanh, Mỹ Lộc, thu hút được 15 doanh nghiệp, bao gồm 4 doanh nghiệp may, 4 doanh nghiệp chế biến hải sản, 1 doanh nghiệp chế biến nông sản, 2 doanh nghiệp mây tre đan, 1 doanh nghiệp sản xuất gỗ, 1 doanh nghiệp cơ khí, 1 doanh nghiệp sản xuất gạch, 01 doanh nghiệp sản xuất hàng đá mỹ nghệ, 02 doanh nghiệp đóng tàu biển, tạo việc làm thường xuyên cho trờn 1.800 lao động.
e/ Các làng nghề. Hiện nay toàn huyện có 26 làng nghề, thu hút trên 15.000 lao động. Trong đó có 12 làng nghề mây tre đan, 4 làng nghề chế biến hải sản, 01 làng nghề làm hương, 01 làng nghề làm rèn, 01 làng nghề làm muối, 02 làng nghề làm mộc, 01 làng nghề khâu nón, 01 làng nghê sản xuất men rượu, 01 làng nghề thêu.
g/ Trang trại, gia trại. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về việc phát triển gia trại, trang trại sản xuất trong nông nghiệp, đến nay toàn huyện đã có 855 trang trại, thường xuyên tạo việc làm cho gần 5000 lao động, bao gồm 157 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại nuôi trồng hải sản, 688 trang trại chăn nuôi, trồng trọt tổng hợp.
h/ Hộ gia đình; Có 72391 hộ gia đình đang sinh sống tại huyện; trong đó có 57953 hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; 6.094 hộ gia đình làm thương mại dịch vụ, 3516 hộ gia đình thuộc công nhân viên chức nhà nước và lĩnh vực khác.
i/ Các tổ chức chính trị xã hội, các phòng ban tham gia tạo nghề, bao gồm; Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, phòng Lao động – TBXH, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Công thương.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi, trong giai đoạn này, các bé bắt đầu nhận thức rõ hơn…
Dạy trẻ kỹ năng sống tự lập từ sớm mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp trẻ phát triển…
Phương pháp quản lý thời gian hiệu quả nhất cho việc xử lý nhiều công việc cùng lúc thường được…
Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ngày càng trở nên quan trọng.…
Việc đào tạo văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên mới là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa…
Trong bối cảnh giáo dục ngày càng hội nhập toàn cầu, các trường phổ thông quốc tế đang trở thành…