Tình hình thị trường xuất khẩu lao động Đông Nam Á

6 years ago

Ởkhu vực Đông Nam á, sau hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế khu vực, khu vực này hiện nay đang là những nước có tình trạng lao động khó khăn nhất. Malaysia, Thái Lan, Philippin đều là những quốc gia có số lượng lao động lớn nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển lao động quốc gia. ở Philippin mặc dù lực lượng lao động có sức cạnh tranh về kỹ thuật, nhưng các vấn đề khác như cuộc nổi dậy của quân Hồi Giáo ly khai và cuộc khủng hoảng con tin kéo dài năm 1999 đã và đang ngăn cản nước này tận dụng đầy đủ lợi thế của nguồn tài sản nhân lực trong lĩnh vực XKLĐ. Trong khi đó tại Malaysia và Thái Lan lại đang thiếu trầm trọng nguồn lao động giỏi về kỹ thuật mà không có lợi thế nào về lao động sản xuất về mặt chất lượng và chi phí để so sánh với Trung Quốc và ấn Độ. Tuy nhiên, do biết cách khai thác lợi thế sẵn có, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các thị trường thuê lao động tốt hơn so với các quốc gia khác nên trong những năm qua, tỉ lệ XKLĐ ở các nước này vẫn đang ngày một tăng cao.

          Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của Philippin ( chiếm gần1/2 tổng số 7,5 triệu lao động ở nước ngoài) thì XKLĐ theo công trình trúng thầu là thế mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động, ví dụ như Thái Lan cho phép hàng chục ngàn người dân Myanma sang làm thuê cho nông dân Thái Lan, trong khi nông dân Thái Lan tràn vào thành phố làm việc, còn dân thành thị lại đi tìm việc ở nước ngoài với mức thu nhập cao hơn. ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó khuyến khích XKLĐ có tri thức, tay nghề cao (30% lực lượng lao động ở khu vực công nghệ cao – Thung lũng Silicon của Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc ấn Độ), nhưng ấn Độ cũng nhập cư hàng chục nghìn người lao động Nepan, Bangladesh. Nhiều sinh viên,  thanh niên Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zeland để du học và tìm việc trong khi những nước họ lại là những nước tiếp nhận nhiều lao động từ các nước Châu á đến làm việc *

Khó khăn của các kỹ sư xây dựng đi Nhật

Không có đam mê với công việc, chắc chắn bạn sẽ bỏ cuộc ngay khi gặp khó khăn, chính vì thế để trụ lại với một công việc trong đó bạn phải có niềm yêu thích và nhiệt huyết. Khác với những công việc trong nhà máy, trong dây truyền sản xuất, những kỹ sư đi Nhật ngành xây dựng luôn gặp những khó khăn: 

– Khó khăn nếu thời tiết vào mùa nắng mưa gay gắt

– Công việc không sạch sẽ như trong xưởng

– Tiêu chuẩn đi khó hơn (thông thường vẫn yêu cầu cao, to, không sợ độ cao)

– Nhìn nhận không tốt từ người xung quanh (đây là điều quyết đinh rất nhiều đến tâm lý tham gia đơn xây dựng của nhiều ứng viên, do tác động của gia đình và người quen nên công việc này cũng không được coi trọng. Thực chất vì tất cả đều đặt hình tượng công nhân xây dựng tại Việt Nam vào các ngành này tại Nhật Bản. 

Vì thế, càng ngày có càng nhiều nhân sự đi Nhật thông qua trang web tuyển dụng trực tuyến của Tbsvn.com.vn.

.

admin