8 Kỹ Năng Xã Hội Cho Trẻ Mầm Non Cần Thiết Nhất

8 months ago

Biết lắng nghe, chia sẻ, hợp tác, bảo vệ bản thân…là những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ. Việc đào tạo, phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non là điều vô cùng quan trọng, thực hiện tốt điều này sẽ giúp con phát triển toàn diện, hình thành sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề trong mọi hoàn cảnh.

Những lợi ích to lớn từ việc giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non

Chăm sóc tốt cho trẻ trong độ tuổi mầm non không chỉ gói gọn trong việc đảm bảo đủ giấc ngủ, đủ chất dinh dưỡng mà cần phải quan tâm đến các kỹ năng xã hội để giúp trẻ phát triển toàn diện. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng xã hội sớm cho trẻ mầm non sẽ mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

Nắm bắt các kỹ năng xã hội là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non

Nắm bắt các kỹ năng xã hội là điều vô cùng cần thiết đối với trẻ mầm non

  • Giúp trẻ tự tin trong vấn đề giao tiếp, đồng thời biết cách ứng xử, thái độ đúng đắn với mọi người xung quanh.
  • Khi tạo được thiện cảm, trẻ sẽ được mọi người yêu mến.
  • Tạo nên các mối quan hệ bạn bè tốt đẹp, vững chắc cho trẻ, giúp con sống hòa đồng với bạn bè.
  • Tạo điều kiện giúp con dễ dàng, nhanh chóng thích nghi khi gặp môi trường mới lạ lẫm.
  • Khi rèn luyện được những kỹ năng xã hội tốt đẹp giúp con có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
  • Bé biết tiết chế cảm xúc, loại bỏ những điều tiêu cực, hướng đến những điều tốt đẹp.
  • Tạo cảm giác trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc, may mắn, đồng thời biết thấu hiểu, chia sẻ với người khác.

8 Kỹ năng xã hội cần thiết nhất cho trẻ mầm non 

Như đã chia sẻ, rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện ở trẻ. Khi thực hiện tốt các kỹ năng này ở độ tuổi thơ ấu sẽ giúp con hình thành phẩm chất tốt đẹp khi trưởng thành, trẻ sẽ có một tương lai sáng lạng hơn.

Dưới đây là 8 kỹ năng xã hội cơ bản mà thầy cô nên bồi dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non, cụ thể:

1. Kỹ năng biết lắng nghe

Biết lắng nghe là kỹ năng xã hội cơ bản, cần thiết nhất đối với trẻ mầm non. Ngoài việc bé nói người khác hiểu thì trẻ cần biết kiên nhẫn lắng nghe người khác nói hết câu, tuyệt đối không nên chen ngang. Vì điều này có thể hình thành thói quen xấu cho trẻ khi giao tiếp.

https://i.imgur.com/c4ieDXa.jpg Biết lắng nghe giúp trẻ nắm chắc kiến thức học trên lớp để từ đó vận dụng vào thực tiễn tốt hơn

Biết lắng nghe giúp trẻ nắm chắc kiến thức học trên lớp để từ đó vận dụng vào thực tiễn tốt hơn

Kỹ năng biết lắng nghe không chỉ giúp con tiếp thu được nhiều thông tin, trả lời được những câu hỏi mà thầy cô đặt ra sau khi kết thúc việc trao đổi. Mà điều này còn giúp trẻ tạo được ấn tượng cũng như thiện cảm với người đối diện.

2. Kỹ năng biết hợp tác

Việc rèn luyện kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non thường được thực hiện trên lớp học. Chính vì vậy mà kỹ năng biết hợp tác là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.

Thầy cô cần hướng cho trẻ hiểu được vấn đề hợp tác cùng nhau sẽ đem lại nhiều lợi ích, kết quả tốt đẹp. Có thể dạy con kỹ năng hợp tác thông qua các trò chơi đồng đội như bài hát ghép đôi, cứu quả trứng, trò chơi cướp cờ…

3. Kỹ năng biết chia sẻ

Chia sẻ mọi vấn đề với bạn bè, thầy cô trong quá trình học tập, vui chơi sẽ giúp trẻ xây dựng được mối quan hệ khăng khít, tốt đẹp với tất cả mọi người. Điều này giúp bé cảm thấy cuộc sống thật tươi đẹp, hạnh phúc, ý nghĩa hơn.

Học nhóm, chơi trò chơi đồng đội giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ

Học nhóm, chơi trò chơi đồng đội giúp trẻ hình thành thói quen chia sẻ

Để hình thành và rèn luyện kỹ năng chia sẻ cho bé, thầy cô nên cho trẻ tham gia các trò chơi đồng đội, hoạt động nhóm ngoài trời…từ đó hướng dẫn con biết cách chia sẻ thời gian, đồ chơi, vật dụng cần thiết cho bạn bè của mình.

4. Kỹ năng về phép lịch sự, cách ứng xử

Biết cách ứng xử đúng mực, lễ phép với người lớn sẽ giúp hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ khi lớn lên. Ba mẹ hoặc thầy cô cần rèn luyện kỹ năng về phép lịch sự cho trẻ thông qua các hoạt động như: Chào hỏi, vâng – dạ – ạ – thưa khi nói chuyện với người lớn; Tỏ thái độ thân thiện, vui vẻ với mọi người; Không nên đánh nhau hoặc tranh cãi lớn tiếng với bạn bè.

5. Kỹ năng tự tin vào bản thân

Tự tin là một trong những yếu tố giúp trẻ thành công trong mọi lĩnh vực. Rèn luyện kỹ năng tự tin sẽ tạo cơ hội cho trẻ bộc lộc quan điểm cá nhân khi gặp một vấn đề nào đó cần giải quyết. Đồng thời giúp con thể hiện được bản lĩnh, tài năng vốn có của mình. Khi lớn lên chắc chắn trẻ sẽ thành công trong cuộc sống cũng như công việc.

Tự tin vào bản thân giúp trẻ bộc lộ được tài năng, bản lĩnh vốn có của mình

Tự tin vào bản thân giúp trẻ bộc lộ được tài năng, bản lĩnh vốn có của mình

6. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân

Những kỹ năng bảo vệ bản thân mà các bậc phụ huynh cũng như thầy cô cần rèn luyện cho trẻ đó là: Không nên nói chuyện hoặc đi theo người lạ; Tránh xa những tác nhân nguy hiểm như lửa, vật nhọn ở xung quanh; Không tự ý ra khỏi nhà một mình; Ngoài ra nên dạy trẻ hiểu về vấn đề bạo lực và quấy rối tình dục.

7. Tôn trọng không gian riêng tư của mọi người

Nên dạy trẻ biết tôn trọng không gian riêng tư của tất cả mọi người thông qua một số hành động như: Khi thấy món đồ của một ai để đó chúng ta không nên chạm vào; Nếu muốn vào phòng của người khác cần gõ cửa và được sự đồng ý mới có thể vào. Biết tôn trọng người khác đồng nghĩa với việc người khác cũng tôn trọng và quý mến bản thân mình.

8. Kỹ năng giao tiếp bằng mắt

Ngoài việc giao tiếp bằng ngôn ngữ thì trẻ cần tập luyện kỹ năng giao tiếp bằng mắt, bằng hình thể. Khi nắm bắt được kỹ năng này sẽ giúp bé tự tin giao tiếp trước đám đông, thu hút được sự chú ý của những người xung quanh.

Việc nắm bắt tốt các kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non sẽ giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên vấn đề này không phải dễ dàng thực hiện, mà cần đòi hỏi sự kiên nhẫn đồng hành từ phía gia đình và nhà trường. Vì vậy các bậc phụ huynh nên tham khảo và nắm rõ các kỹ năng xã hội cần thiết này để giúp con phát triển tốt hơn.

Tham khảo thêm: Top 13 trường mầm non quốc tế quận 2 uy tín, chất lượng nhất

admin